Cách điều trị đau thắt lưng bên trái an toàn, hiệu quả
Đau thắt lưng bên trái là tình trạng bất cứ ai đều có thể gặp phải. Nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đồng thời cũng có nhiều cách điều trị khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về tình trạng đau thắt lưng bên trái
Đau thắt lưng bên trái được biết đến là hiện tượng những trận đau chỉ xuất hiện ở phần phía bên trái của lưng. Nó có khả năng đi cùng với các biểu hiện khác hoặc nảy sinh độc lập. Những vùng đau có thể là ở dưới, ở trên hay ở giữa vùng lưng bên trái. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà tình trạng này sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Những triệu chứng thường gặp khi bị đau thắt lưng bên trái
– Đau râm ran, âm ỉ ở vùng thắt lưng.
– Triệu chứng đau thắt lưng lan dần xuống phần chân trái hoặc mông.
– Tình trạng đau xuất hiện ngay cả khi ngồi hoặc khi thay đổi tư thế.
– Tình trạng đau ở vùng thắt lưng trái khiến người bệnh không thể đi đứng lâu hoặc ngồi lâu.
Đau thắt lưng trái xuất phát từ những bệnh lý nào?
Tình trạng đau lưng trái không đơn thuần là dấu hiệu sinh lý tự nhiên, nó đôi khi lại lại dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe như:
– Đau dây thần kinh tọa: Đây là nguyên nhân thường gặp làm xuất hiện các cơn đau thắt lưng bên trái. Những cơn đau này thường sẽ bắt đầu từ vùng lưng dưới, bắt đầu kéo dài đến mông, đùi, bắp chân.
– Thoát vị đĩa đệm: Căn bệnh này khiến cho phần rễ dây thần kinh hông, lưng, chân bị chèn ép làm cho tràn dịch từ đĩa đệm. Tình trạng này gây ra cho bệnh nhân những cơn đau nhức kéo dài, bị hạn chế vận động.
– Thoái hóa vùng cột sống thắt lưng: Đây là hiện tượng đốt sống bị oxi hóa, bào mòn khiến cho các đốt sống chèn ép vào các rễ thần kinh gây ra các cơn đau thắt lưng trái hoặc phải. Hiện tượng này thường xuất hiện ở người lớn tuổi hoặc những người thường xuyên phải thực hiện các động tác gây áp lực mạnh lên phần cột sống.
– Các bệnh lý về thận: Đau thắt lưng trái còn là biểu hiện của các bệnh lý như sỏi thận, viêm thận, suy thận,…. Nếu bạn gặp tình trạng bệnh về thận sẽ tạo ra những cơn đau cho vùng thắt lưng bên trái. Và ngược lại, nếu bạn bị đau thắt lưng bên trái cũng có thể bạn đang gặp vấn đề về thận.
– Hội chứng ruột kích thích: Đây là hội chứng đau lưng trái được chẩn đoán có kèm theo triệu chứng chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi.
– Các bệnh phụ khoa ở nữ giới: Một số bệnh phụ khoa như viêm nhiễm cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, rối loạn kinh nguyệt,… cũng dẫn đến tình trạng đau lưng bên trái.
Ngoài ra, một vài tác nhân như chế độ sinh hoạt, làm việc, tập luyện hay lao động quá sức, sai tư thế, tai nạn, chấn thương,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng trái.
Một số phương pháp điều trị tình trạng đau lưng trái
Hiểu và nắm nắm rõ được những nguyên nhân gây ra tình trạng đau thắt lưng trái, bệnh nhân có thể tìm hiểu và áp dụng những phương pháp điều trị căn bệnh này khác nhau.
Phương pháp điều trị tại nhà
– Hạn chế vận động và thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý trong những ngày đầu bị đau.
– Tránh thực hiện các động tác, tư thế hoặc làm những công việc quá sức khiến cơn đau trở nên trầm trọng.
– Chườm lạnh hoặc chườm ấm cũng là cách giảm sưng, giảm căng cứng cơ và thúc đẩy lưu lượng máu. Với phương pháp này bạn có thể kết hợp với các thủ thuật y học cổ truyền như bấm huyệt, châm cứu, yoga hoặc thiền.
– Sử dụng các bài thuốc dân gian: Đây là một cách điều trị khá đơn giản, hiệu quả và ít xảy ra tác dụng phụ với những nguyên liệu dễ kiếm như cây ngải cứu, cây cỏ xước có tác dụng làm giảm tình trạng đau lưng trái tương đối rõ rệt.
Điều trị nội khoa và ngoại khoa
– Sử dụng thuốc giảm đau: Những loại thuốc thuộc nhóm opioid sẽ giúp loại bỏ triệu chứng đau thắt lưng trái một cách nhanh chóng.
– Các loại thuốc giãn cơ: Robaxin, Baclofen, Decontractyl,… sẽ thường được chỉ định nhằm chống co cứng, giãn cơ tại vùng lưng trái.
– Đai đeo: Đây là biện pháp vật lý trị liệu nhằm đem lại cảm giác thoải mái, làm giảm đau nhức khó chịu, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng của cột sống.
– Ngoài ra, nếu tình hình bệnh diễn biến phức tạp, gây nguy hiểm và những biến chứng nghiêm trọng, biện pháp can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật, sử dụng dao kéo sẽ là biện pháp được bác sĩ khuyên dùng.
Phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa sẽ được áp dụng nếu như các giải pháp điều trị tại nhà không đem lại hiệu quả. Đối với trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời với các liệu trình hợp lý.
Hãy truy cập Website https://traulen.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích hoặc liên hệ điện thoại tư vấn miễn phí Hotline: 0868226787.
Cập nhật lần cuối ngày 02/03/2023
Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.