Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

ĐAU THẮT LƯNG

ĐAU THẮT LƯNG HAY ĐAU LƯNG DƯỚI

Đau thắt lưng hay đau lưng, cùng với đau cổ, là một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở những người trên 60 tuổi.

Đau thường do rối loạn ảnh hưởng đến cấu trúc cơ xương và đặc biệt là cột sống. Trên thực tế, đây là một bộ phận rất phức tạp, tại đây có rất nhiều cơ và dây chằng hoạt động. Theo thời gian, quá trình hao mòn dễ xảy ra hơn gây mất cân bằng cơ và cảm giác khó chịu. Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, tình trạng viêm hoặc chấn thương cơ có thể xảy ra.

1.Cấu trúc cột sống như thế nào

Cột sống, còn được gọi là xương sống hoặc cột trụ chính, nằm ở phần trung tâm của cơ thể con người và tạo nên cấu trúc hỗ trợ. Cột sống bao gồm 33 đốt sống xếp chồng lên nhau: giữa các đốt sống có các đĩa sụn giữ vai trò như phần đệm giúp cột sống uốn cong và hấp thụ các chấn động.

Phần dưới của cột sống, cột sống thắt lưng, được cấu thành bởi 5 đốt sống, từ L1 đến L5 và nối với vùng xương cùng.

Phần này của cột sống phải chịu các cử động trọng yếu, vì tại đây sẽ xảy ra sự vặn và uốn cong của toàn bộ phần lưng, hỗ trợ phần thân, phối hợp các chuyển động trong quá trình đi bộ và giúp nâng vật nặng. Điều này có nghĩa là hầu hết các hoạt động thể chất diễn ra trong ngày đều tác động đến bộ phận này của cơ thể.

2.Đau thắt lưng: Là gì và xảy ra như thế nào

Các triệu chứng liên quan đến đau lưng thường ảnh hưởng đến phần thắt lưng và gồm nhiều bệnh lý do các nguyên nhân khác nhau:

• Đau thắt lưng cấp

Dạng đau này xuất hiện đột ngột sau chấn thương cơ hoặc dây chằng.

Điều này thường xảy ra do chấn thương, như nâng vật nặng quá mức. Thông thường, ngoài cảm giác đau tăng lên khi cử động, còn có thể bị cứng và khó cử động.

Do đặc điểm này, đây là một bệnh lý rất thường gặp, ảnh hưởng đến khoảng 80% dân số ít nhất một lần trong đời.

• Đau thắt lưng mạn tính

Các bác sĩ cho biết bệnh đau thắt lưng mạn tính khi tiên lượng bệnh ít nhất là 12 tuần. 

Thông thường, trong trường hợp này, cơn đau ít dữ dội hơn và không phải do một vấn đề duy nhất mà có nguyên nhân mạn tính do thoát vị đĩa đệm. 

Đôi khi, rối loạn dạng này cũng có thể xảy ra do tư thế sai hoặc căng cơ do căng thẳng.

Đau thắt lưng: Là gì và xảy ra như thế nào

Đau thắt lưng và đau dây thần kinh tọa: có sự khác biệt?

Thường nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này, nhưng đau thắt lưng và đau dây thần kinh tọa không giống nhau.

Trên thực tế, đau dây thần kinh tọa là khi dây thần kinh tọa bị chèn ép gây ra tình trạng viêm gây đau lan tỏa ở đùi, lưng và xuống chân, đôi khi lan xuống bàn chân.

Ngoài ra, dây thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh dài nhất và lớn nhất trong toàn bộ cơ thể con người vì kết nối đốt sống cuối cùng của vùng thắt lưng (L4 và L5) đến bàn chân: có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nhạy cảm và chuyển động của phía sau chân.

Những nguyên nhân tương tự gây ra đau thắt lưng có thể tác động lên dây thần kinh tọa và gây triệu chứng đau thần kinh tọa hay nói đúng hơn là đau dây thần kinh tọa. Trên thực tế, sự chèn ép của dây thần kinh tọa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: từ những nguyên nhân do cấu trúc như thoát vị đĩa đệm, chứng gai xương hoặc hẹp ống sống, đến những nguyên nhân do lối sống ít vận động, căng thẳng, mang thai.

3. Đau thắt lưng cấp: Triệu chứng

Đau thắt lưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, nếu có các yếu tố dễ mắc bệnh là nguyên nhân khởi phát cơn đau. Ngay cả khi cơn đau xảy ra cấp tính, sau một cử động không phù hợp hoặc chấn thương cơ, sự khởi phát có thể đi kèm với một tình trạng đã có từ trước.

Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, các cơn đau tái phát và càng đau hơn theo thời gian.

Yếu tố dễ mắc bệnh

Tuổi tác chắc chắn là một trong những yếu tố dễ bị đau thắt lưng. Theo thời gian, sự hao mòn của các cấu trúc khớp càng tăng, gây ra tình trạng viêm và đau.

Tỷ lệ mắc các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm cũng thường liên quan đến quá trình lão hóa, do gia tăng thoái hóa của các đĩa đệm theo tuổi tác.

Đặc biệt làm việc nặng nhọc và hoạt động thể chất quá sức có thể góp phần làm hao mòn đĩa sụn và làm tăng nguy cơ đau lưng dưới.

Hơn nữa, phụ nữ dường như dễ mắc bệnh lý này, đặc biệt nếu cơn đau khởi phát sớm ở tuổi vị thành niên. Khi mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ thường xuyên bị đau thắt lưng, cũng như đau dây thần kinh tọa. Trong trường hợp này, trên thực tế, trọng lượng của thai nhi chèn ép dây thần kinh tọa, gây ra cơn đau.

Cuối cùng, các tư thế sai có thể gây căng cơ mạn tính, cũng như ảnh hưởng đến cấu trúc cơ xương và theo thời gian có thể gây đau lưng mạn tính.

Chấn thương cơ và các bệnh lý khớp

Ngoài các yếu tố dễ mắc bệnh, chấn thương cơ có thể gây đau vùng thắt lưng. Thường gặp nhất chắc chắn là co cứng cơ, có thể xảy ra sau chuyển động đột ngột, vặn người hoặc khi nâng vật nặng.

Ít gặp hơn nhưng vẫn xảy ra là rách cơ, mặc dù đây là dạng chấn thương dễ ảnh hưởng đến các chi hơn, đôi khi cũng có thể ảnh hưởng đến vùng thắt lưng.

Đau thắt lưng, đặc biệt ở tuổi già còn có thể do sự thoái hóa của các mô và khớp, khi mắc các bệnh như thoái hóa khớp.

Cuối cùng, bệnh lý đĩa đệm có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh, với cơn đau không chỉ khu trú ở vùng lưng dưới mà còn lan ra khắp cột sống và xuống chân.

Đau thắt lưng và đau dây thần kinh tọa: có sự khác biệt?

4. Triệu chứng và cách điều trị đau thắt lưng

Triệu chứng đau thắt lưng

Thuật ngữ đau thắt lưng gồm nhiều dạng rối loạn khác nhau. Trên thực tế, đau thắt lưng là một triệu chứng, đặc trưng bởi cơn đau ở vùng lưng dưới. Tuy nhiên, có thể có các triệu chứng hơi khác nhau đi kèm tùy thuộc vào nguyên nhân và dạng khởi phát, cấp tính hay mạn tính.

Phổ biến nhất là:

  • Đau ở vùng lưng dưới, có thể lan xuống cột sống hoặc dọc theo dây thần kinh tọa
  • Đau tăng hoặc giảm khi vận động: tùy theo nguyên nhân có thể xảy ra hai tình trạng trái ngược nhau.
  • Khó di chuyển
  • Co thắt cơ bắp
  • Tăng nhạy cảm vùng bị ảnh hưởng và đau khi chạm vào;
  • Tê bì chân tay.

Cách điều trị đau thắt lưng

Điều trị đau thắt lưng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và mức độ của cơn đau. Trong mọi trường hợp, bạn nên luôn luôn liên hệ với bác sĩ để đánh giá các phương pháp điều trị và các xét nghiệm chẩn đoán phù hợp.

Làm gì khi cơn đau xảy ra

Cho dù cơn đau xảy ra đột ngột, hay là cơn đau mạn tính, trong khi chờ đợi chẩn đoán chuyên sâu, luôn luôn tránh gắng sức và nếu có thể, hãy nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nhìn chung, các bác sĩ chuyên khoa khuyên nên tiếp tục hoạt động nhẹ nhàng để giữ cơ săn chắc. Trên thực tế, sự suy yếu của các cơ có thể là một yếu tố dễ gây tổn thương.

Cần chú ý đến các liệu pháp điều trị bằng nhiệt và lạnh: bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp tùy theo nguyên nhân gây đau lưng.

Những xét nghiệm cần tiến hành để chẩn đoán

Đau thắt lưng không phải là một căn bệnh, do đó, cần chẩn đoán để xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị chính xác.

Ngay từ đầu, bác sĩ sẽ thăm khám thực thể và tiền sử bệnh là việc rất quan trọng để xác định những nguyên nhân gây ra tình trạng này: thông thường, nhiều nguyên nhân có thể xảy ra đồng thời.

Bác sĩ có thể đề nghị khám chuyên sâu bằng các xét nghiệm hình ảnh, như chụp X-quang, chụp CT, … để loại trừ các bệnh lý đĩa đệm hoặc các rối loạn khác có thể ảnh hưởng đến cấu trúc cơ xương của cột sống.

Traulen 4% Bệnh thoát vị đĩa đệm

Xin lưu ý rằng thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu các triệu chứng xảy ra, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được thăm khám.

Điều trị đau thắt lưng cấp như thế nào

Khi cơn đau cấp tính và xảy ra đột ngột, có thể làm bạn mệt mỏi hoặc đã xảy ra tổn thương cơ.

Trong những trường hợp này, điều cần thiết là giảm căng thẳng cho cột sống, tránh tất cả các hoạt động tác động đặc biệt lên phần lưng.

Nếu cơn đau dai dẳng, sử dụng thuốc kháng viêm không steroid tại chỗ có thể hữu hiệu giúp giảm đau và viêm mà không gây ra các tác dụng không mong muốn.

Liệu pháp áp lạnh phù hợp hơn với các cơn đau do chấn thương và các tình trạng viêm mới tiến triển, trong khi liệu pháp nhiệt được khuyến khích cho các tình trạng viêm mạn tính như viêm khớp.

Điều trị đau thắt lưng mạn tính

Khi đau thắt lưng mạn tính, ngoài các phương pháp điều trị được chỉ định cho đau thắt lưng cấp tính, các biện pháp phòng ngừa và liệu pháp khác có thể hữu hiệu.

Trong giai đoạn phòng ngừa, nên xem xét các tư thế đúng và thiết lập các bàn ghế có công thái học tại nơi làm việc.

Sau đó, bác sĩ sẽ có thể đề nghị các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường cấu trúc cơ và ngăn ngừa các cơn đau. Trong một số trường hợp, bạn có thể tham gia các liệu trình xoa bóp: tuy nhiên, thường nên tránh nếu bị thoát vị đĩa đệm hoặc viêm khớp.

Phương pháp kích thích thần kinh bằng xung điện qua da (TENS) được áp dụng hiệu quả để ngăn ngừa cảm giác đau đớn truyền từ bộ phận bị ảnh hưởng lên não.

Trong trường hợp nghiêm trọng nhất như thoát vị đĩa đệm, có thể cần phải phẫu thuật.

Khám phá 3 tác động của TRAULEN 4%