ĐAU CỔ
ĐAU CỔ
Đau cổ là một chứng rối loạn rất phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người trên khắp thế giới và đặc biệt là ở phương Tây. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau xảy ra do viêm đốt sống cổ tại phần trên của cột sống, giữa cổ và đầu.
Thông thường, trên thực tế, cơn đau xảy ra tại một phần vùng giữa hai bả vai và lan lên đầu, biểu hiện thường là đau đầu.
Tình trạng này dường như ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn, đặc biệt là từ tuổi trung niên và người ta ước tính rằng 1/3 phụ nữ bị ảnh hưởng tình trạng này ít nhất một lần trong đời.
Tình trạng này biểu hiện bằng những cơn đau rất dữ dội lan tỏa đến cổ, cánh tay và vai, gây cứng cơ. Đôi khi, các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra như nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn.
Mặc dù đây không phải là một tình trạng nghiêm trọng và thường tự khỏi trong vòng vài ngày sau khi khởi phát, nhưng tình trạng này cũng gây lo ngại và khó chịu.
1.Đốt sống cổ và các dạng đau cổ
Trong y học, khi nói về tình trạng vẹo cổ, nghĩa là chúng ta đề cập đến tình trạng đầu bị nghiêng không hoàn toàn về phía cổ. Nhìn chung, đây là một biến dạng tạm thời của cột sống ở phần đốt sống cổ khiến vị trí của đầu không tự nhiên.
Trên thực tế, trong thuật ngữ thông thường, khi chúng ta nói về chứng vẹo cổ, nghĩa là sự chèn ép các cơ của vùng cột sống cổ gây ra cơn đau dữ dội. Thông thường, vẹo cổ xảy ra sau khi xoay đột ngột hoặc gập đột ngột phần cuối của cột sống cổ.
Đốt sống cổ: Là gì
Các đốt sống cổ là phần di động nhất của cột sống giúp cho các cử động của cổ và đầu.
Đốt sống cổ không chỉ có chức năng nâng đỡ đầu mà còn bảo vệ các cấu trúc bên trong của cột sống, chẳng hạn như tủy sống và động mạch cột sống, giúp truyền xung động đến não và đảm bảo khả năng vận động của các chi. Chấn thương ở phần này của cột sống có thể gây tê liệt tứ chi: do đó, đây là bộ phận đặc biệt quan trọng và mảnh khảnh.
Tại đây có 7 đốt sống (từ C1 đến C7) cấu thành cột sống cổ, lần lượt được phân chia thành cột sống trên (C1 và C2) và cột sống dưới (C3 đến C7).
Các dạng đau cổ
Bất kỳ dạng đau cổ nào thường được xác định chung là đau cổ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải cơn đau nào cũng do viêm cột sống cổ.
Tùy thuộc vào các triệu chứng và thời gian phát bệnh, đau cổ có thể được chia thành đau cổ mạn tính và đau cổ cấp tính.
Đau cổ mạn tính
Chúng ta nói đến chứng đau cổ mạn tính khi tình trạng này xảy ra hơn ba tháng. Thông thường, trong những trường hợp này, nguyên nhân gây bệnh là do chấn thương, do hậu quả của tổn thương cột sống cổ do tai nạn xe cộ, hoặc thoái hóa, với biểu hiện của các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ hoặc viêm đốt sống. Đôi khi nguyên nhân gây ra do dị tật bẩm sinh hoặc thoát vị đĩa đệm.
Đau cổ cấp tính
Mặt khác, đau cổ cấp tính là cơn đau sẽ tự giảm trong vài ngày. Nguyên nhân gây ra không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng có thể dễ dàng mắc phải khi tư thế sai, căng thẳng, lo lắng hoặc lối sống ít vận động.
2.Đau cổ: Vì sao bị đau cổ
Đau cổ có thể liên quan đến một số yếu tố: có thể do vấn đề trong lối sống, chẳng hạn như căng thẳng, lo lắng, lối sống ít vận động và tư thế sai, hoặc có thể có những chấn thương trong cuộc sống bình thường, chẳng hạn như tổn thương cột sống cổ do tai nạn xe cộ, hoặc lại do các chấn thương trong thể thao.
Mặc dù đau cổ trong hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi trong thời gian khá ngắn, nhưng trong một số trường hợp, có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống.
Vì vậy, biết nguyên nhân và áp dụng các cách để giảm ảnh hưởng của tình trạng này đến cuộc sống hàng ngày có thể là điều cần thiết để cải thiện cuộc sống khỏe mạnh và chất lượng.
• Nguyên nhân liên quan đến tư thế
Tư thế sai có thể ảnh hưởng đến sự căng cơ, ảnh hưởng đến hoạt động cơ của vùng bị tổn thương.
- Trong một số trường hợp, các tư thế này có thể có nguyên nhân từ các rối loạn chức năng tư thế thực sự như tật ưỡn cột sống lưng, chứng gù cột sống và chứng vẹo cột sống, liên quan đến việc cột sống cong quá mức gây mất cân bằng cơ và khớp.
- Tư thế sai đặc biệt khi thực hiện kéo dài trong các công việc cần tư thế tĩnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc cơ xương khớp, làm biến đổi và gây viêm cột sống cổ.
• Tổn thương và tai nạn gây đau cổ
Trong số các nguyên nhân gây đau cổ, chấn thương tình cờ trong cuộc sống hàng ngày và khi chơi thể thao có thể xảy ra.
Tổn thương cột sống cổ do tai nạn xe cộ là một trong những hậu quả thường gặp nhất trong các vụ tai nạn trên đường, đặc biệt là sau một vụ va chạm từ phía sau. Chấn thương này thường gây đau kéo dài tùy thuộc vào mức độ va chạm khi xảy ra chấn thương. Mặc dù căng cơ đơn giản xảy ra trong tổn thương cột sống cổ do tai nạn xe cộ điển hình, chấn thương có thể gây đau mạn tính ngay cả khi đã phục hồi.
• Những nguyên nhân khác gây đau cổ
Sự khởi phát của cơn đau dai dẳng ở cổ cũng có thể do các nguyên nhân khác, mặc dù không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được:
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là nhân nhầy của đĩa đệm đốt sống ở vị trí tương ứng thoát ra. Đây thường có thể là hậu quả của một cú va chạm mạnh hoặc chấn thương thể thao;
- Các bệnh lý thoái hóa như bệnh khớp và thoái hóa đốt sống có thể gây ra thoát vị đĩa đệm hoặc trong bất kỳ trường hợp nào, làm yếu cấu trúc xương gây khởi phát cơn đau.
3.Đau cổ: Triệu chứng
Các triệu chứng của đau cổ có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, nhưng cũng tùy thuộc vào đối tượng và vùng bị tổn thương.
• Đau cổ đơn thuần:
Cơn đau khu trú ở giữa vùng đốt sống cổ và lan lên vùng gáy, vùng giữa hai bả vai. Nguyên nhân gây ra do tình trạng căng cơ có thể xảy ra đối với cả tư thế sai và áp lực mạnh hoặc sau chấn thương. Trong những trường hợp này, tình trạng viêm cơ nghiêm trọng xảy ra, hoặc có thể xảy ra hiện tượng co cứng cơ hoặc điểm kích hoạt trigger point.
• Chứng đau cánh tay – cổ:
Đây là một cơn đau ảnh hưởng đến phần cổ – cánh tay và kéo dài đến các chi trên cho đến khi ảnh hưởng đến toàn bộ chi. Trong hầu hết các trường hợp, điều này chỉ xảy ra ở một chi, là chi tương ứng với bên bị viêm. Trong những trường hợp này, thông thường cũng có thể quan sát thấy suy yếu chi tương ứng, khó cầm nắm và rối loạn cảm giác do thần kinh như chứng dị cảm. Triệu chứng bao gồm ngứa ran, tê ở các chi và thay đổi nhiệt độ của chi. Khi các rối loạn dạng này xảy ra, thường là do chèn ép các dây thần kinh đốt sống cổ có thể do lồi đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm.
• Hội chứng đầu cổ:
rối loạn này xảy ra khi cơn đau lan lên trên tại vùng dưới gáy. Trong những trường hợp này, tình trạng thường đi kèm với đau đầu hoặc đau nửa đầu và bao gồm các triệu chứng thần kinh, chẳng hạn như buồn nôn, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, ám điểm và ù tai. Đôi khi các triệu chứng cùng với hội chứng đầu cổ có thể biểu hiện đặc biệt đau đớn và đáng lo ngại, đến mức làm lu mờ cơn đau cột sống cổ thực sự.
4.Cách điều trị đau cổ
Mặc dù một lối sống lành mạnh không phải lúc nào cũng đủ để giảm nguy cơ bị đau cổ, nhưng việc phòng tránh vẫn có thể hữu ích. Thực hiện một lối sống lành mạnh, tập luyện thể thao, giảm căng thẳng và cố gắng cải thiện các tư thế có thể rất quan trọng đối với những người bị đau cổ cấp tính tái phát.
Làm gì khi bị đau cổ
Bất kể mức độ đau như thế nào, khi cảm thấy đau nhói điển hình báo hiệu vết rách, bạn nên dừng hoạt động thể thao hoặc làm việc ngay lập tức. Ngay cả khi cơn đau không quá dữ dội và có thể tiếp tục, vẫn có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Nên dừng lại và, nếu vết rách liên quan đến chi, hãy giữ nó ở vị trí nhô cao bằng đá lạnh, chờ bác sĩ chỉ định liệu pháp thích hợp.
Xin lưu ý rằng thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu các triệu chứng xảy ra, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được thăm khám.
Tiến hành các xét nghiệm gì để chẩn đoán
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng có thể được chẩn đoán qua thăm khám thực thể và tiền sử bệnh, Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu, đặc biệt nếu tình trạng tái phát, để tìm hiểu nguyên nhân và loại trừ các bệnh lý cột sống.
Chụp X-quang có thể được chỉ định để đánh giá biến dạng xương, trong khi chụp CT hoặc MRI có thể chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Cách đối phó với đau cổ: Cách điều trị
Đau cổ là một chứng rối loạn khá nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và những sự lựa chọn.
Điều trị đau cổ cấp tính chủ yếu liên quan đến điều trị đau và phòng ngừa, trong khi đối với dạng mạn tính, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị đặc biệt có thể cần thiết.
Thuốc kháng viêm không steroid tác dụng tại chỗ có thể giúp giảm đau. Công dụng của chúng giúp giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.
Phải tuân thủ điều trị ít nhất một tuần để giúp giảm cơn đau mà còn có thời gian chống lại tình trạng viêm nhiễm.
Nếu liệu pháp không đủ, có khả năng là do các nguyên nhân khác, sẽ cần được kiểm tra bằng các xét nghiệm chẩn đoán thích hợp.
Trong mọi trường hợp, các bài tập kéo giãn và vật lý trị liệu có thể hữu ích trong việc cải thiện tư thế và giảm căng cơ.