TƯ THẾ SAI
TƯ THẾ SAI
Tư thế sai là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều cơn đau toàn thân ở các khớp và cơ. Đau vai, đau thắt lung và đau cổ là một trong những chứng rối loạn thường gặp nhất do tư thế không đúng.
Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, các bệnh lý thực sự có thể xảy ra làm tình trạng này lăp đi lặp lại gây tổn thương các cấu trúc liên kết.
Hoạt động công việc ngày nay dẫn đến lối sống ít vận động hơn ngày xưa: tổn thương do lười vận động và bạn thường xuyên ở tư thế sai, ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc cơ xương khớp.
Từ đây, một loạt các bệnh lý có thể xuất hiện: co cứng, chấn thương, cứng khớp, đau nhức cơ, cứng cổ, hội chứng khuỷu tay tennis và đau cổ là thường gặp nhất.
1.Tư thế nghĩa là gì
Khi chúng ta nói về tư thế, chúng ta đề cập đến vị trí mà một cơ thể chiếm trong không gian và sự sắp xếp của các bộ phận khác nhau của cơ thể gắn kết với nhau, cũng như mối liên quan với môi trường. Do đó, tư thế được định hình bởi từng khớp. Kiểm soát tư thế đề cập đến ba khái niệm: không gian, khả năng chống trọng lực và cân bằng.
- Không gian là khái niệm mà theo đó một cơ thể có một tư thế nhất định liên quan đến không gian mà cơ thể đặt vào;
- Khả năng chống trọng lực tương ứng với các tư thế thích hợp để mức tiêu hao năng lượng thấp hơn, cả ở vị trí tĩnh và trong khi chuyển động, liên quan đến lực hấp dẫn.
- Sự cân bằng được thực hiện khi tư thế giúp duy trì mối liên quan tối ưu giữa cơ thể và môi trường xung quanh.
2.Tư thế đúng và sai: Sự khác biệt
Do đó, tư thế không thể tách rời khỏi các khái niệm về không gian, khả năng chống trọng lực và cân bằng.
Tư thế đúng giúp cơ thể gắn kết với môi trường để có được sự cân bằng lớn nhất với mức tiêu hao năng lượng thấp nhất.
Cột sống thẳng giúp duy trì đường cong tự nhiên và giảm thiểu sự gắng sức của cơ thể, duy trì sự cân bằng của cơ và khung xương. Nếu bạn có tư thế đúng, ở bất kỳ tư thế nào – đứng, nằm hay ngồi – các cấu trúc cơ và khớp của cơ thể được bảo vệ và ngăn ngừa rối loạn, tổn thương và biến dạng. Tư thế đúng cũng yêu cầu không giữ các tư thế cố định khi nghiêng về phía trước, phía sau hoặc sang một bên quá mức.
- Môn khoa học nghiên cứu các kỹ thuật tốt nhất để thực hiện các hoạt động hàng ngày hay trong công việc – với mức tiêu hao năng lượng thấp nhất và phân bổ tải lực tốt nhất, là công thái học.
- Ở tư thế đứng, tư thế lý tưởng đòi hỏi sự liên kết phù hợp của các cấu trúc xương.
- Bàn chân phải được thả lỏng và đặt chính xác trên mặt đất, không có sự khác biệt về vị trí giữa chân này với chân kia.
- Để cột sống ở trạng thái cân bằng, tất cả các đường cong phải sắp ngay hàng so với đường tưởng tượng vuông góc qua trọng tâm: độ lệch của mỗi đường cong được bù đắp bằng sự biến thiên của các đường cong khác. Sự căn chỉnh lý tưởng, khi nhìn vào một cơ thể, là sự liên kết giữ cho dái tai, vai, đốt chuyển to, đường giữa của đầu gối và mắc cá ngoài trên cùng một đường [1].
- Khi đi bộ, lực nâng đỡ cho bàn chân nên bắt đầu từ gót chân, sau đó đến toàn bộ lòng bàn chân lên đến các ngón chân. Khi đi bộ, lưng phải giữ thẳng, nhưng không cứng, giữ trọng tâm giữa hai bàn chân. Khi bước phải đi kèm với sự lắc lư của cánh tay đối diện.
- Ở tư thế ngồi, cột sống nên duy trì hình dạng tự nhiên của các đường cong. Đùi phải giữ vuông góc với thân và mặt nâng đỡ ở độ cao cho phép giữ cẳng tay vuông góc với khuỷu tay cong 90°. Ánh mắt cũng phải nhìn thẳng về phía trước, vì vậy bất kỳ màn hình nào cũng nên được nâng lên để tránh cúi đầu.
[1], F. P. Kendall, Muscles, nghiên cứu và chức năng của tư thế và cơn đau, phiên bản lần thứ 4.
3. Vùng cơ bị ảnh hưởng do tư thế sai
Hậu quả của các tư thế sai có thể gây ra sự khó chịu chung, chẳng hạn như đau cơ và bệnh về cơ, hoặc có thể gây ra hậu quả trên các nhóm cơ cụ thể.
Đau lưng
Lưng và đặc biệt là vùng thắt lưng chắc chắn là một trong những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các rối loạn do tư thế sai. Tư thế sai có tác động tiêu cực chủ yếu đến cột sống.
Mất cân bằng khớp làm hạn chế chức năng của gân, cơ và khiến việc vận động, tập luyện bình thường trở nên khó khăn. Hơn nữa, tư thế sai có thể gây đau do sự mất cân bằng xảy ra giữa các cấu trúc khớp khác nhau. Trên cột sống, điển hình cho sự kết nối giữa tất cả các khớp, các sự bất đồng nhất và mất cân bằng đều được phản ánh.
Các tư thế sai cũng có thể ảnh hưởng đến tư thế của xương chậu: nếu cột sống phải chịu tải lực không đối xứng, chúng ta có xu hướng tự ý bù đắp sự mất cân bằng bằng các chuyển động xoay của khung chậu. Điều này cũng có thể gây đau ở xương chậu.
Đau cổ
Đốt sống cổ là phần cuối cùng của cột sống và là một khu vực rất mảnh khảnh, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các tư thế sai.
Căng cơ thường xảy ra ở khu vực này, có thể góp phần gây ra tình trạng khó chịu, đau cổ và đau đầu. Thông thường, khi chúng ta nói về đốt sống cổ, chúng ta thực sự đề cập đến rất nhiều các rối loạn chung mà nguyên nhân không dễ xác định.
Đau ở vùng hông
Tư thế sai, đặc biệt là khi ngồi, có thể làm đảo lộn sự cân bằng của các khớp như hông.
Khi ngồi, không như những gì bạn nghĩ, khớp không ở trạng thái nghỉ, mà ở trạng thái căng. Nếu tư thế không đúng và các đường cong không được chú ý để đảm bảo tải lực được phân bổ đều, có thể gây ra sự mất cân bằng rõ ràng, có thể gây đau ở hông.
Đôi khi, các tư thế sai có thể gây ra cơn đau: ví dụ như viêm xương khớp khớp hông gây đau khớp và khó vận động khớp. Bệnh lý này không hiếm gặp để tránh đau hoặc do không thể cử động, có tư thế sai là nguyên nhân.
Trong những trường hợp này, vật lý trị liệu đặc biệt quan trọng để biết các động tác và tư thế đúng.
Đau ở vai và cánh tay
Vai và cánh tay cũng bị ảnh hưởng bởi các cơn đau có thể do sai tư thế. Vai là một khớp phức tạp mà quá trình thoái hóa có thể xảy ra do các hoạt động lặp đi lặp lại, có hoặc không có áp lực, hoặc do các tư thế sai.
Ngoài đau toàn thân và đau cơ, tư thế cũng có thể đóng một vai trò quyết định trong việc khởi phát các bệnh viêm như viêm gân và viêm bao hoạt dịch hoặc các chứng rối loạn như viêm mỏm lồi cầu hoặc hội chứng khuỷu tay tennis.
4.Làm cách nào để tránh tư thế sai
Trong hầu hết các trường hợp, tư thế sai là không tự chủ. Có thể có nhiều lý do khiến chúng ta giữ một tư thế nhất định:
- Đau và khó vận động do các bệnh lý khác như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, v.v.
- Mất cân bằng cơ xương và sai lệch khớp như cong vẹo cột sống, vẹo cổ, v.v.
- Buộc phải đứng yên trong nhiều giờ một ngày
- Cơ bắp chưa được tập luyện và phản ứng
- Sử dụng ghế và thiết bị không có công thái học.
Để tránh ở trong những điều kiện không thuận lợi cho cơ thể và giữ một tư thế đúng, bạn nên:
- Chọn một lối sống lành mạnh, với một chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ để tránh thừa cân và lối sống ít vận động;
- Hãy nghỉ giải lao trong khi làm việc để thả lỏng cơ bắp và thực hiện một số động tác kéo giãn;
- Hoạt động thể chất liên tục và thường xuyên để giữ cho cấu trúc cơ săn chắc và đàn hồi;
- Sử dụng thiết bị công thái học;
- Chú ý đến các tư thế, cố gắng học cách tự chỉnh sửa;
- Nên có chuyên gia theo dõi để chỉnh sửa tư thế và dạy bạn cách duy trì tư thế đúng.
Xin lưu ý rằng thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu các triệu chứng xảy ra, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được thăm khám.