Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn khá phổ biến, ảnh hưởng một tỷ lệ lớn dân số, đặc biệt ở một độ tuổi nhất định [1].

Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp chưa được biết rõ, tuy nhiên bệnh lý này có thể là hậu quả của bệnh khớp, viêm nhiễm và trong hầu hết các trường hợp là các bệnh thoái hóa mạn tính.

Tình trạng này thường do tự miễn trong cơ thể. Hệ miễn dịch bị kích thích chưa được xác định sẽ tấn công các mô của chính nó. Đặc biệt, các cấu trúc cơ xương khớp như mô liên kết, khớp, cơ, xương, gân và dây chằng đều bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, bệnh lý này được xem là bệnh hệ thống vì cũng có thể ảnh hưởng đến các mô khác và trong trường hợp nghiêm trọng hơn, còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.

1.Viêm khớp dạng thấp: Tổng quan và phân loại

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến ai

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh toàn thân ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số. Phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn, với tỷ lệ 2-3 phụ nữ mắc bệnh so với 1 nam giới. Nhìn chung, nhóm tuổi mà bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra đầu tiên là từ 35 đến 50 tuổi [2].
Thông thường, sự khởi phát khá chậm, tuy nhiên trong khoảng 10% trường hợp có biểu hiện dạn cấp tính từ các triệu chứng đầu tiên.

Những khớp bị ảnh hưởng do viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến tất cả các khớp như nhau, ở cả hai bên của cơ thể.
Tuy nhiên, nhìn chung, sự khởi phát ảnh hưởng đến các khớp nhỏ.
Vì tình trạng này thường gây ra biến dạng các khớp nhỏ nên còn được gọi là viêm khớp biến dạng.

Những bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng đặc biệt là:

  • Ngón tay;
  • Bàn tay;
  • Cổ tay;
  • Bàn chân;
  • Ngón chân.

Những khớp khác thường bị ảnh hưởng sau đó là:

  • Đầu gối;
  • Khuỷu tay;
  • Cổ chân;
  • Vai;
  • Cột sống.

Sự lây lan đến các khớp này thường muộn, vì bệnh tiến triển theo hướng tâm, tức là từ các vùng ngoại vi hướng vào bên trong cơ thể. [3].

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

2. Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết rõ. Nhiều khả năng tình trạng biểu hiện này do nhiều yếu tố nguyên nhân đồng thời.

Bệnh lý này là một bệnh tự miễn và có thể xảy ra do yếu tố di truyền sau khi khởi phát điều kiện môi trường gây bệnh.

Người ta cho rằng có thể có các yếu tố môi trường đánh lừa hệ miễn dịch gây tấn công một số protein của con người, chẳng hạn như collagen khớp.

Tình trạng viêm làm dày màng bao hoạt dịch [4], tổn thương sụn và xương trong khớp.

Đồng thời, các gân và dây chằng bị yếu đi và căng dãn cho đến khi khớp bị thay đổi cả về hình dạng và sự liên kết.

Yếu tố dễ gây bệnh viêm khớp dạng thấp

Mặc dù, nguyên nhân cụ thể khởi phát bệnh lý này chưa được xác định nhưng có các yếu tố nguy cơ khiến khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn.

  • Tuổi tác: Mặc dù viêm khớp dạng thấp là một bệnh có thể ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh khởi phát thường ở những người trong độ tuổi 40-50.
  • Giới tính: có sự khác nhau ít giữa hai giới. Người ta ước tính rằng phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi bệnh lý này.
  • Yếu tố gia đình: Nếu bệnh xảy ra ở các thành viên khác trong gia đình, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh.
  • Các yếu tố môi trường: mặc dù vẫn chưa biết rõ các yếu tố môi trường có thể kích hoạt hệ miễn dịch, việc tiếp xúc với amiăng và silica có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Béo phì: Theo một số nghiên cứu khoa học, phụ nữ thừa cân, đặc biệt dưới 55 tuổi rất dễ bị viêm khớp dạng thấp.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

3. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp được coi là một bệnh tự miễn, có tiến triển khác nhau và không lường trước được.

Do đó, các triệu chứng cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào đối tượng, nhưng cũng có giai đoạn thuyên giảm một phần và hết đợt cấp.

Các triệu chứng phổ biến nhất là:

  • Đau, tăng khi cử động, nhưng cũng có khi nghỉ ngơi;
  • Hạn chế chức năng khớp và cứng khớp sau một đêm nghỉ ngơi. Khả năng vận động không chỉ bị suy giảm do đau, mà còn ngày càng trở nên nặng hơn do chứng cứng khớp, sai khớp nhẹ và biến dạng;
  • Sung tấy;
  • Xảy ra biến dạng như biến dạng cổ thiên nga, bàn chân bẹt, biến dạng ngón chân cái, biến dạng ngón tay thùa khuyết, gập hông, v.v.;
  • Các khớp bị đau do bao khớp bị căng phồng, thường do gập.

Giải phẫu học bệnh lý về tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp

Quá trình tiến triển tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp gây ra được chia thành ba giai đoạn rõ ràng:

  • Giai đoạn đầu hoạt dịch: trong giai đoạn đầu này, các khớp có biểu hiện sưng vừa phải gây ra biến dạng xương sống điển hình của các ngón tay;
  • Giai đoạn thứ hai hoạt dịch sụn: Trong giai đoạn này, các khớp có biểu hiện sưng to hơn do sự dày lên của các bao mô;
  • Giai đoạn thứ ba cứng khớp: các đầu khớp sưng to hơn, không di động nhiều và cố định ở vị trí trật khớp hoặc sai khớp nhẹ.

Biểu hiện ngoài khớp

Ngoài các triệu chứng ảnh hưởng đến khớp, các biểu hiện ngoài khớp cũng có thể xảy ra:

  • Hạt thấp dưới da, tiến triển ở khoảng 30% bệnh nhân;
  • Các nốt nội tạng, chẳng hạn như các nốt ở phổi, trong hầu hết các trường hợp không có biểu hiện triệu chứng;
  • Viêm mạch máu;
  • Viêm màng ngoài tim;
  • Viêm cơ tim;
  • Hội chứng Sjögren;
  • Chèn tủy sống.

4. Cách điều trị viêm khớp dạng thấp

Các liệu pháp thư giãn giúp giảm căng thẳng và có thể giúp những người mắc bệnh lý này xoay sở tốt hơn với những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp. Do đó, các liệu pháp được khuyến nghị giúp giảm đau và ngăn cản các biến dạng khớp, cũng như phòng tránh các rối loạn ngoài khớp có thể xảy ra.

Tuy nhiên, dường như việc điều trị sớm, đặc biệt khi sử dụng thuốc chống thấp khớp, có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và làm thuyên giảm các triệu chứng.

Liệu pháp điều trị không dùng thuốc cho viêm khớp dạng thấp

Liệu pháp không dùng thuốc không đủ để giảm đau hoặc làm chậm các biến dạng chức năng, tuy nhiên có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để giữ cho khớp linh hoạt nhất có thể.

Bác sĩ vật lý trị liệu có thể chỉ định các bài tập giúp duy trì khả năng vận động nhưng cũng để tránh các động tác gây tác động lên các khớp bị ảnh hưởng do các rối loạn và để bảo vệ chúng.
Ngay cả các biện pháp chườm nóng – lạnh cũng có thể hữu hiệu tùy thuộc vào điều kiện bạn đang sống.

Nhiệt giúp giảm đau cũng như giãn cơ. Lạnh có tác dụng giảm đau và giảm viêm, sưng tấy.

Traulen 4% điều trị rách cơ

Xin lưu ý rằng thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu các triệu chứng xảy ra, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được thăm khám.

Liệu pháp dược lý

Việc điều trị bằng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên các triệu chứng cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Cụ thể gồm:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) sử dụng tại chỗ, có chức năng giảm đau và viêm.
  • Corticosteroid: ở giai đoạn nặng hơn, thuốc được kê đơn không chỉ để giảm đau và viêm mà còn làm chậm quá trình tổn thương khớp. Trong giai đoạn cấp tính, thuốc có thể hữu hiệu để có tác động tức thì. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như loãng xương và tăng cân;
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARD): được sử dụng để làm chậm sự tiến triển của bệnh và giảm tổn thương vĩnh viễn cho khớp. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như tổn thương gan và nhiễm trùng phổi.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Sự khởi phát của bệnh viêm khớp dạng thấp đôi khi không có triệu chứng nên không phải lúc nào cũng dễ chẩn đoán, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Ngoài ra, các triệu chứng thường có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác cùng tác động đến khớp, chẳng hạn như viêm xương khớp.

Tiêu chí phân loại gần đây đã được xác định bao gồm các quan sát lâm sàng và kết quả xét nghiệm chẩn đoán [5].

  • Các xét nghiệm máu giúp đánh giá mức độ tác động tiêu cực của yếu tố dạng thấp, tìm kiếm các kháng thể kháng CCP và phân tích các chỉ số viêm.
  • Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm và chụp X-quang giúp đánh giá tình trạng của khớp, liên quan đến các cấu trúc liên kết và khả năng hao mòn xương.
  • Đo mật độ xương giúp kiểm tra mật độ khoáng của xương.

[1] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rheumatoid-arthritis/symptoms-causes/syc-20353648
[2] https://www.msdmanuals.com/it-it/professionale/disturbi-del-tessuto-muscoloscheletrico-e-connettivo/patologie-articolari/artrite-reumatoide?query=artrite%20reumatoide
[3] Come gestire l’artrite reumatoide: sollievo e contenimento. Manuale pratico per Pazienti e Fisioterapisti, a cura del dott. Michele Franzese.
[4] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rheumatoid-arthritis/symptoms-causes/syc-20353648
[5] https://www.humanitas.it/malattie/artrite-reumatoide/

Khám phá 3 tác động của TRAULEN 4%