THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN
THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN
Thoái hóa khớp cổ chân là một bệnh lý thoái hóa xảy ra ở khớp cổ chân, khớp nối bàn chân với xương chày.
Giống với các khớp khác bị ảnh hưởng bệnh lý, nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân có thể thuộc loại vô căn nguyên phát, hoặc có thể là hậu quả của chấn thương hoặc các bệnh lý khác.
So với triệu chứng xảy ra ở các khớp khác, tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn ở bệnh nhân sau chấn thương, vì cổ chân đặc biệt dễ bị tổn thương khớp.
1. Thoái hóa khớp cổ chân: khái niệm
Thoái hóa khớp cổ chân là một bệnh có thể gây tàn tật và là một trong những nguyên nhân gây ra đau chân, đặc biệt ở người lớn tuổi.
Cổ chân là một khớp đặc biệt mảnh khảnh, vì trọng lượng của cơ thể được dồn lên bộ phận này, giúp điều khiển các cử động của bàn chân, nơi gặp nhau của xương chày xa, xương mác và xương sên.
Xương chày và xương mác được liên kết với nhau thông qua các dây chằng và tạo thành một loại bàn đạp được gọi là ổ cối.
Xương sên được kết hợp hoàn hảo giữa xương chày và xương mác giúp bàn chân có sự ổn định xương và cử động thích hợp của các khớp.
Các bề mặt của khớp cổ chân có diện tích tiếp xúc lớn: mặc dù cổ chân khá nhỏ so với phần còn lại của cơ thể, điều này cho phép trọng lượng được phân bổ trên một bề mặt tương đối lớn, do đó, áp lực lên khớp được giảm bớt.
Khi chấn thương xảy ra ở khớp này, có thể gây tổn thương bề mặt khớp làm giảm bề mặt tiếp xúc của khớp.
Điều này có thể gây tăng áp lực lên một số vị trí cụ thể, tạo điều kiện khởi phát một số bệnh lý như viêm xương khớp, làm tổn thương các cấu trúc liên kết như sụn.
- Trên thực tế, sự thoái hóa của sụn khớp là một trong những yếu tố chỉ điểm cho sự khởi phát của bệnh lý này.
- Trong giai đoạn đầu, các chấn thương ở mắt cá chân sẽ kích hoạt quá trình thoái hóa khớp, gây vỡ bề mặt khớp và viêm bao hoạt dịch.
- Sau đó bắt đầu thoái hóa cấu trúc bên trong của sụn và hình thành quá trình xơ cứng của xương.
- Trong giai đoạn cuối, sự thoái hóa của các cấu trúc liên kết thể hiện rõ. Sụn khớp chuyển từ dạng nhẵn sang dạng thô ráp. Do đó, gây ra cọ xát tạo ra các hạt sụn vỡ vụn dẫn đến viêm nhiễm. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, sụn bị mòn đến mức không còn khả năng bảo vệ phần bề mặt của xương.
2. Những nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp cổ chân
Đối với bệnh thoái hóa khớp cổ chân, bao gồm các dạng nguyên phát vô căn, do một loạt các nguyên nhân mà không thể xác định được, dạng sau chấn thương và cuối cùng dạng thứ phát là kết quả của các bệnh lý khác. Không giống như các khớp khác như khớp gối và khớp háng, các dạng nguyên phát của thoái hóa khớp cổ chân khá hiếm gặp. Người ta ước tính rằng chúng chiếm khoảng 1% trường hợp viêm xương khớp.
Các dạng sau chấn thương là thường xuyên nhất. Các dạng thứ phát là do các bệnh thoái hóa gây ra, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp. Chúng dường như xảy ra thường xuyên hơn các dạng nguyên phát nhưng vẫn không thường xuyên bằng các dạng sau chấn thương.
Thoái hóa khớp cổ chân nguyên phát: Tại sao lại hiếm gặp hơn
So với các khớp khác, đặc biệt là ở hông và đầu gối, các dạng thoái hóa khớp cổ chân nguyên phát ít xảy ra hơn.
Ngay cả khi bị viêm xương khớp, thoái hóa mô ở khớp này thường không tiến triển đến mức độ nghiêm trọng đáng kể.
Điều này có lẽ do các cấu trúc đặc hiệu của cổ chân dựa trên giải phẫu học và cơ học. Trên thực tế, cổ chân có diện tích tiếp xúc nhỏ hơn các khớp khác và có sự phân bố áp lực khác nhau.
Cũng có thể do sụn ở cổ chẩn có sức đề kháng tương đối cao hơn so với những khớp khác và điều này dẫn đến ít bị thoái hóa do viêm xương khớp.
Tất cả những điều này sẽ giải thích tại sao thoái hóa khớp cổ chân nguyên phát chỉ chiếm 7% trong tổng số viêm xương khớp [3].
Thoái hóa khớp cổ chân sau chấn thương: khi nào hình thành
Thoái hóa khớp cổ chân sau chấn thương thường xảy ra nhất. Trong trường hợp này, tình trạng này cũng là một dạng thứ phát nhưng thay vì khởi phát bởi các bệnh lý khác, lại bắt nguồn từ một chấn thương và các biến chứng sau đó.
Trong khi các dạng thoái hóa khớp nguyên phát chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi, thì các dạng thứ phát cũng có thể xảy ra ở những người dưới 40 tuổi.
- Hậu quả của gãy xương, đặc biệt là xương mắt cá chân, xương chày và xương sên. Thoái hóa khớp cổ chân sau gãy xương là một trong những tình trạng điển hình của bệnh lý này;
- Hậu quả của vỡ mảnh xương sụn cấp tính như hậu quả của bong gân cổ chân nghiêm trọng;
- Thoái hóa sụn mạn tính do thay đổi cơ học mắt cá chân, chẳng hạn như tình trạng mất ổn định mắt cá chân mạn tính
3. Thoái hóa khớp cổ chân: triệu chứng và biến chứng
Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp cổ chân có thể khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và mức độ nghiêm trọng. Cũng như các dạng thoái hóa khớp khác, đau là triệu chứng chính, nhưng cũng có thể xảy ra các triệu chứng khác. Cần nhận biết các dấu hiệu sớm để có các phương pháp điều trị thích hợp.
- Cơn đau xuất hiện ở phần dưới của xương chày, ở mu bàn chân hoặc ở giữa bàn chân. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, cơn đau có thể thỉnh thoảng xảy ra hoặc dai dẳng và kéo dài.
- Trong giai đoạn mạn tính, cơn đau có thể không dữ dội, nhưng xảy ra đột ngột. Ban đầu có thể chỉ biểu hiện khi gắng sức và sau đó cơn đau dần xuất hiện thường xuyên hơn.
- Hạn chế khả năng vận động và cứng khớp thường xảy ra do sưng khớp và sụn mỏng đi tạo ma sát giữa các xương dẫn đến khớp kém linh hoạt.
Ngoài ra, có thể khó khăn và đau hơn khi gập bàn chân về phía trước hoặc di chuyển sang ngang. - Sưng mắt cá chân do chất lỏng hoạt dịch. Khi sụn bị hao mòn và xương cọ xát với nhau, khớp sẽ tạo ra một lượng hoạt dịch quá mức để giảm sự cọ xát.
- Cảm giác tiếng lục cục, đặc biệt là khi gập bàn chân, là một biểu hiện do cọ xát giữa các xương [4].
Tình trạng kém hoạt động và cứng khớp do thoái hóa khớp làm trầm trọng thêm tình trạng chung. Thông thường, việc di chuyển khó khăn hơn khi bạn thức dậy vào buổi sáng, sau khi nghỉ ngơi hoặc khi ngồi trong một thời gian dài.
4. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp cổ chân
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các phương pháp điều trị khác nhau có thể được khuyến nghị bao gồm cả điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu thông qua tập thể dục mức độ vừa phải.
Điều trị bằng thuốc cho thoái hóa khớp cổ chân
Điều trị bằng thuốc bao gồm việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, phục hồi khả năng vận động của khớp và giảm viêm.
Đặc biệt:
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) sử dụng tại chỗ giảm đau và viêm;
- Thuốc giảm đau;
- Cortisone, dùng tại chỗ hoặc toàn thân
Xin lưu ý rằng thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế chẩn đoán y khoa. Trong trường hợp có các triệu chứng khác, luôn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Liệu pháp bảo tồn thông qua vật lý trị liệu
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hoạt động tập thể dục, nếu được thiện hiện đúng cách và điều độ, có thể cải thiện tình trạng thể chất.
Giảm đau xảy ra nhờ vào việc giãn cơ, cải thiện sự cân bằng và ổn định của chân.
Trong trường hợp này, các bài tập nên được lên kế hoạch và thực hiện dưới sự giám sát của Bác sĩ vật lý trị liệu.
Chẩn đoán thoái hóa khớp cổ chân
Cũng như đối với các dạng thoái hóa khớp khác, thoái hóa khớp cổ chân nên được thăm khám và chẩn đoán qua đó bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá các triệu chứng và chỉ định khám chuyên sâu.
Qua phim chụp X-quang có thể quan sát thấy những tổn thương có thể có của khoảng giữa xương chày, xương mác và xương sên, qua đó biểu hiện sự sụt giảm lớp sụn. Hơn nữa, cũng có thể quan sát thấy sự hình thành các gai xương nếu có.
MRI rất hữu ích để đánh giá tình trạng của các cấu trúc liên kết và mô mềm, trong trường hợp chụp X quang không đủ để chẩn đoán.
[1] https://orthopaedia.com/page/Arthrosis-of-the-Ankle-and-Hindfoot
[2] https://www.physio-pedia.com/Ankle_Osteoarthritis
[3] https://www.physio-pedia.com/Ankle_Osteoarthritis
[4] https://www.arthritis-health.com/types/osteoarthritis/ankle-arthritis-symptoms