Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

CO CỨNG CƠ

CO CỨNG CƠ

Co cứng cơ là một triệu chứng do sự co thắt không tự chủ và gây đau cơ. Triệu chứng có thể được phân loại là đau cơ và xảy ra sau chấn thương. Trên thực tế, tình trạng này xảy ra sau khi căng thẳng cơ bắp quá mức nên cơ bắp phản xạ theo cách phòng vệ.

Ngoài triệu chứng khó chịu và đau đớn, còn có biểu hiện tăng trương lực và cứng cơ.

1.Co cứng cơ và chuột rút: Sự khác biệt là gì

Do các đặc điểm và triệu chứng giống nhau, co cứng cơ thường bị nhầm lẫn với chuột rút cơ đơn thuần. Trên thực tế, trong cả hai trường hợp, cơn đau đều đi kèm với cứng cơ và tăng trương lực cơ.

Ngoài các triệu chứng giống nhau, việc khởi phát bệnh là do những nguyên nhân khác nhau. Thực tế, chuột rút không phải là một phản xạ của cơ bắp trước tác động nào, mà là hậu quả của sự thiếu hụt năng lượng hoặc trao đổi chất.

Cơ cứng cơ và căng cơ không giống nhau

Cả co cứng và căng cơ đều là dạng chấn thương cơ nhẹ. Tuy nhiên, mặc dù hai loại chấn thương này thường có thể bị nhầm lẫn, nhưng đây là hai tình trạng chấn thương khác nhau.

Cũng như tình trạng rách cơ và giãn cơ, co cứng cơ cũng là một dạng chấn thương do chấn thương gián tiếp mà không phải do tác động của ngoại lực.

Đôi khi, các triệu chứng của co cứng cơ tương tự như các triệu chứng căng cơ: thường trong cả hai trường hợp, sau tổn thương là tăng trương lực cơ. Tuy nhiên, co cứng cơ là một phản xạ tự động co thắt cơ, trong khi căng cơ là do sự giãn ra của cơ.

Traulen 4% Co cứng cơ và chuột rút

2. Co cứng cơ: Cơ bắp nào bị ảnh hưởng

Cũng như các chấn thương khác, co cứng cơ có thể ảnh hưởng đến các chi, đặc biệt là chi dưới. Cả trong khi hoạt động thể thao và trong hoạt động hàng ngày hoặc trong công việc đòi hỏi sự gắng sức nhất định, cơ có thể chịu áp lực quá mức khiến co cứng cơ. Tuy nhiên, dạng rối loạn cơ này cũng rất thường gặp ở cổ và lưng, chủ yếu do tư thế sai, ngoài ra còn có bàn chân và bàn tay.

• Co cứng cơ đùi:

co cứng cơ thường gặp hơn ở các vùng cơ sau đùi và chủ yếu ảnh hưởng đến các cơ gân kheo. Điều này xảy ra do những cơ này có xu hướng vận động ít hơn. Cả trong thể thao và cuộc sống hàng ngày, bạn có thể thực hiện các chuyển động đột ngột gây áp lực quá mức lên cơ.

• Co cứng cơ ở bắp chân:

Co cứng cơ có thể xảy ra ở cả cơ bụng chân và cơ dép. Trong trường hợp này, tình trạng rất dễ nhầm lẫn với chuột rút do triệu chứng giống nhau và chủ yếu ảnh hưởng đến vùng cơ này. Nên ngưng các hoạt động đang thực hiện để tránh hậu quả xấu về sau.

• Co cứng cơ vùng cổ:

Co cứng cơ chắc chắn thường gặp nhất trong số các chấn thương cơ ở cổ. Tình trạng này có thể xảy ra khi thực hiện các chuyển động đột ngột hoặc không liền mạch. Biểu hiện cứng cơ có thể khu trú ở một vị trí cụ thể hoặc có thể ảnh hưởng đến một khu vực lớn hơn, gây căng liên tục.

• Co cứng cơ vùng lưng:

Co cứng cơ ở lưng, cũng như ở cổ, thường xảy ra do các động tác không chuẩn xác, đặc biệt nếu bạn có lối sống ít vận động và nếu bạn không được rèn luyện. Đôi khi có thể bị nhầm lẫn với đau thắt lưng điển hình, do ngoài cơn đau còn có triệu chứng là cảm giác căng ở lưng.

Traulen 4% Điều trị cơ bắp

3. Co cứng cơ: Nguyên nhân và triệu chứng

Co cứng cơ là dạng chấn thương cơ xảy ra khi các mô cơ bị căng thẳng quá mức. Các sợi cơ phản xạ gây ra sự thay đổi trương lực cơ làm tăng trương lực nhưng không bị rách cơ.

• Nguyên nhân do thể thao

Co cứng cơ thường xảy ra, nhất là ở chi dưới khi vận động thể thao. Những đối tượng có nguy cơ cao nhất là khi giật cơ hoặc chuyển động đột ngột và nâng tạ. Trong đó, các nguyên nhân dễ gây bệnh là:

  • Không khởi động kỹ trước khi bắt đầu chơi thể thao;
  • Căng cơ quá mức trong quá trình thực hiện các hoạt động;
  • Chuẩn bị thi đấu không đúng hoặc không đủ;
  • Cơ bắp không đủ săn chắc cho bài tập đang thực hiện;
  • Vận động đột ngột và không liền mạch.

Để phòng tránh co cứng cơ, cũng như rách và căng cơ, nên tiến hành tập luyện đúng cách và theo hướng dẫn của huấn luyện viên thể thao hoặc bác sĩ thể thao. Ngoài ra, trước khi bắt đầu hoạt động, nên thực hiện khởi động kỹ và chú ý đến tình trạng thể chất và sức khỏe của chính mình.

• Nguyên nhân khác ngoài thể thao

Chấn thương cơ cũng có thể xảy ra không phải do vận động thể thao mà trong các hoạt động bình thường hàng ngày, đặc biệt nếu bạn không được rèn luyện và nếu bạn có lối sống ít vận động.

Tuân theo một lối sống lành mạnh và đúng đắn chắc chắn phòng tránh được các chấn thương chẳng hạn như co cứng cơ. Đặc biệt, trong cuộc sống hàng ngày, những điều này có thể xảy ra do:

  • Công việc quá nặng nhọc mà bạn không quen làm;
  • Thiếu rèn luyện thể chất;
  • Lối sống quá ít vận động;
  • Các tư thế không đúng duy trì trong thời gian dài;
  • Trọng lượng cơ thể quá mức;
  • Thai kỳ
  • Tối loạn chức năng và cứng cơ;
  • Bệnh lý của hệ thần kinh.

Triệu chứng co cứng cơ

Co cứng cơ biểu hiện với các triệu chứng đau cấp tính ít hơn so với các chấn thương thể thao khác như căng cơ hoặc rách cơ. Nhìn chung, cơn đau ít hơn và lan rộng hơn nên bạn vẫn có thể tiếp tục hoạt động đang thực hiện. Tuy nhiên, bạn nên dừng hoạt động ngay lập tức.

Triệu chứng co cứng cơ thường gặp:

  • Đau cơ toàn thân;
  • Tăng trương lực và cứng cơ;
  • Căng cơ;
  • Phù nề;
  • Khó thực hiện cử động với cơ đó.

Co cứng cơ thường nhầm lẫn với chuột rút do cùng gây căng cơ nghiêm trọng. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt giúp bạn có thể phân biệt được hai dạng rối loạn này. Trên thực tế, cơn đau chuột rút dữ dội hơn và cản trở khả năng tiếp tục hoạt động đang làm. Các nguyên nhân gây ra rối loạn này cũng khác nhau, vì chuột rút là do mất cân bằng điện giải.

4. Cách điều trị co cứng cơ

Mặc dù đau do co cứng cơ nhìn chung không quá dữ dội nhưng nên thư giãn phần cơ bị ảnh hưởng và hỏi ý kiến bác sĩ.

Những việc cần làm khi cơn đau xảy ra

Để biết liệu pháp điều trị phù hợp cho co cứng cơ hoặc những cách để phòng tránh bệnh tái phát, nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi cơn đau xuất hiện, nên dừng hoạt động và thư giãn các cơ. Bác sĩ sẽ đề nghị các liệu pháp phù hợp nhất để giảm đau và giảm căng cơ.

Co cứng cơ mạn tính: Phòng tránh như thế nào

Nếu co cứng cơ không do chấn thương thể thao, mà là do căng cơ vì tư thế sai. Trong trường hợp này, đặc biệt nếu bạn có lối sống ít vận động, co cứng cơ có thể tái phát định kỳ và trở thành mạn tính.

Vì vậy, nên chỉnh sửa tư thế, củng cố cấu trúc cơ và giảm căng cơ. Các bài tập và hoạt động kéo giãn như yoga có thể rất hữu ích. Trong bất kỳ trường hợp nào, tốt nhất vẫn luôn xin ý kiến của bác sĩ.

Traulen 4% điều trị rách cơ

Xin lưu ý rằng thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu các triệu chứng xảy ra, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được thăm khám.

Điều trị co cứng cơ như thế nào

Nhìn chung, co cứng cơ là một trong những chấn thương nhẹ. Trong hầu hết các trường hợp, nghỉ ngơi là biện pháp tốt nhất và giúp bạn trở lại tình trạng bình thường sau khoảng một tuần.

Tuy nhiên, không nên tiếp tục các hoạt động thể thao hoặc làm việc cho đến khi chấn thương đã hoàn toàn hồi phục, để phòng tránh triệu chứng trở thành mạn tính. Ngoài ra, nếu thời gian phục hồi chính xác không được tuân thủ, gây nguy cơ kéo dài thời gian hồi phục hoàn toàn.

Ngoài việc nghỉ ngơi, bác sĩ có thể đề nghị các liệu pháp khác:

  • Ngay sau khi bị thương, nên tiến hành chườm lạnh;
  • Nếu không có tổn thương mạch máu, sau đó có thể chườm ấm để giảm căng cơ;
  • Các bài tập kéo dãn có thể giúp kéo căng các cơ;
  • Thuốc kháng viêm không steroid tác dụng tại chỗ để giảm đau và viêm;
  • Trong trường hợp mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định vật lý trị liệu, liệu pháp tecar, liệu pháp từ trường, mát-xa giảm co thắt hoặc liệu pháp laser. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn cơ.
Khám phá 3 tác động của TRAULEN 4%