TRẬT KHỚP
TRẬT KHỚP
Trật khớp là tình trạng chấn thương khớp khi mất sự liên kết giữa các đầu khớp. Trên thực tế, thuật ngữ trật khớp bắt nguồn từ tiếng Latin luxus có nghĩa là “di chuyển”, “di chuyển khỏi vị trí bình thường”.
Không giống như bong gân, trên thực tế, các đầu khớp đã di chuyển khỏi vị trí bình thường, không tự quay trở lại đúng vị trí mà vẫn nằm lệch và cần được nắn chỉnh đúng cách.
Tùy thuộc vị trí của các đầu khớp sau chấn thương mà có thể gây trật khớp hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Ngoài ra, cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, có thể phân biệt các dạng trật khớp khác nhau.
1.Trật khớp: Là gì và biểu hiện như thế nào
Trật khớp là một chấn thương thường xảy ra trong các hoạt động thể thao hoặc trong cuộc sống hàng ngày, sau một chấn thương hoặc tai nạn xe hơi.
Trong khi bong gân, khớp sẽ trở lại đúng vị trí sau khi bị lệch, gây ra tổn thương ít nhiều nghiêm trọng, trong khi trật khớp, khớp không trở lại vị trí ban đầu. Tùy thuộc vào dạng tổn thương mà khớp phải chịu và vị trí của các đầu khớp, có thể phân biệt hai dạng trật khớp. Trong cả hai trường hợp, cần phải nắn chỉnh để đưa khớp trở lại đúng vị trí:
- Trật khớp hoàn toàn: xảy ra khi các đầu khớp lệch hoàn toàn với nhau;
- Trật khớp không hoàn toàn hoặc sai khớp nhẹ: xảy ra khi các đầu khớp, mặc dù bị lệch nhưng vẫn còn kết nối.
2. Trật khớp: Các khớp bị ảnh hưởng
Trật khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các đầu của khớp bị lệch ra khỏi vị trí bình thường và cần nắn chỉnh để trở lại đúng vị trí.
Các khớp dễ bị trật khớp nhất là:
• Trật khớp vai
Trong số các chứng trật khớp do chấn thương, trật khớp vai thường gặp nhất, cùng với trật khớp đầu gối. Đầu của xương cánh tay lệch hoàn toàn hoặc một phần khỏi khoang xương bả vai.
Điều này thường xảy ra sau một cú ngã hoặc chấn thương trực tiếp rất mạnh.
• Trật khớp khuỷu tay
Giống như trật khớp vai, trật khớp khuỷu tay nhìn chung là do chấn thương thể thao. Trong hầu hết các trường hợp, chấn thương xảy ra ở vùng khuỷu tay sau khi bị ngã lúc cánh tay đang duỗi hoặc dạng.
• Trật khớp háng
Dạng trật khớp này có thể xảy ra do cả nguyên nhân chấn thương và bẩm sinh. Chấn thương xảy ra khi đầu của xương đùi nhô ra khỏi khoang chậu. Trong các chấn thương bất ngờ, tình trạng này thường xảy ra khi đầu gối bị gập trong tư thế ngồi và một lực bên ngoài đẩy mạnh về phía sau. Đó là điển hình của những vụ tai nạn ô tô.
• Trật khớp các ngón tay
Trật khớp ngón tay xảy ra chủ yếu khi ngón tay bị bẻ về phía sau quá mức và ảnh hưởng đến khớp giữa. Trong thể thao, tình trạng này xảy ra do chấn thương bởi tác động bên ngoài, chẳng hạn như đánh bóng trong môn bóng chuyền, bóng rổ hoặc bóng đá, hoặc sau một cú ngã.
Các ngón tay cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng trật khớp bệnh lý do các bệnh về khớp như thoái hóa khớp.
• Trật khớp bánh chè
Đây là tình trạng trật khớp của xương bánh chè di chuyển khỏi khớp xương bánh chè – xương đùi. Trong tình huống như vậy, xương bánh chè ở đầu gối và dây chằng bị trượt ra ngoài, làm khớp không thể cử động. Chấn thương này thường xảy ra do trẹo đầu gối, khi cố gắng thay đổi hướng đột ngột hoặc trong một trận đấu.
Tình trạng xương bánh chè di chuyển khỏi vị trí bình thường ngay cả khi đi lại và vấp ngã.
3. Trật khớp: Phân loại và nguyên nhân xảy ra
Trong hầu hết các trường hợp, trật khớp xảy ra sau khi chấn thương do thể thao hay tai nạn. Tuy nhiên, chấn thương cũng có nhiều nguyên nhân khác mà dựa vào đó để phân loại.
Trật khớp do chấn thương
Tình trạng này có thể xảy ra sau khi chấn thương trực tiếp, hoặc do tác động của ngoại lực, hoặc gián tiếp, trong trường hợp vô tình bị ngã. Khi các khớp cử động vượt quá phạm vi vận động bình thường, cụ thể là:
- Trong một số môn thể thao, khi có sự tiếp xúc, chẳng hạn như bóng đá, bóng bầu dục, bóng bầu dục Mỹ, bóng rổ;
- Trong các môn thể thao dễ bị ngã, chẳng hạn như trượt tuyết, thể dục dụng cụ, thể thao mạo hiểm hoặc các môn thể thao mà dùng tay đánh bóng có thể làm bẻ ngón tay, chẳng hạn như bóng chuyền, bóng rổ, bóng chày;
- Trong các môn thể thao yêu cầu nâng hoặc ném tạ, chẳng hạn như ném bóng, ném lao, ném đĩa, v.v.;
- Trong hoạt động thường ngày, do té ngã khi đi hoặc đi xe đạp;
- Trong các vụ tai nạn ô tô.
Trật khớp bẩm sinh
Tuy nhiên, trật khớp bẩm sinh không phải do chấn thương gây ra. Đó là một dạng trật khớp xảy ra ở trẻ từ khi mới sinh ra do dị tật các khớp tứ chi. Khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất do trật khớp bẩm sinh là khớp háng.
Trật khớp do bệnh lý
Trật khớp bệnh lý cũng không do chấn thương. Trong trường hợp này, nguyên nhân gây trật khớp là do các bệnh lý làm thay đổi liên kết của các khớp. Các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp có thể gây ra chấn thương dây chằng bao khớp, đặc biệt là ở bàn tay.
4. Trật khớp: Nguyên nhân và cách điều trị
Triệu chứng trật khớp
Tùy thuộc vào các khớp bị ảnh hưởng, mức độ chấn thương và nguyên nhân gây ra, có thể xảy ra các triệu chứng hơi khác nhau.
Trong bất kỳ trường hợp nào, các triệu chứng thường gặp nhất khi trật khớp là:
- Đau dữ dội khi chấn thương xảy ra nhưng có xu hướng trầm trọng hơn nếu bạn cố gắng cử động khớp bị ảnh hưởng hoặc khi sờ nắn;
- Tùy thuộc các bó dây thần kinh liên quan, cơn đau có thể lan rộng hơn;
- Biến dạng khớp có thể nhìn thấy bằng mắt thường;
- Sưng tấy và phù nề;
- Bầm tím.
Cách điều trị trật khớp
Trật khớp là tình trạng chấn thương cần phải được thăm khám để tránh các biến chứng ở khớp cũng như các cấu trúc mạch máu và thần kinh.
Những việc cần làm sau chấn thương
Cũng như các chấn thương khớp khác, nên ngưng các hoạt động và nghỉ ngơi, chờ chẩn đoán chính xác và chỉ định các phương pháp điều trị của bác sĩ.
Có thể chườm đá để giảm đau và kê cao chân tay để tránh tụ máu. Ngoài ra, phải cố định khớp để tránh làm tổn thương thêm mô mềm. Nếu hông hoặc đầu gối bị va đập, bạn không nên bước đi.
Xin lưu ý rằng thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu các triệu chứng xảy ra, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được thăm khám.
Chẩn đoán trật khớp như thế nào
Chẩn đoán trật khớp có thể được thực hiện thông qua thăm khám thực thể và đánh giá chấn thương. Tuy nhiên, điều rất quan trọng là phải loại trừ các tổn thương nghiêm trọng khác có thể xảy ra đồng thời.
Trong trường hợp nghi ngờ trật khớp háng, cần loại trừ sốc xuất huyết do che lấp dấu hiệu mất máu.
Nên loại trừ khả năng gãy xương và chấn thương dây chằng, do đó, chụp X-quang, MRI hoặc CT thường được chỉ định.
Cách điều trị trật khớp
Trật khớp khiến khớp di chuyển khỏi vị trí bình thường. Do đó, nghỉ ngơi và điều trị bảo tồn là không đủ để đưa các khớp lại đúng vị trí.
Ngoài ra, cần đánh giá xem có thể giảm tổn thương bằng nắn chỉnh khớp trở lại đúng vị trí hoặc có cần phải phẫu thuật hay không.
- Nắn kín: là phương pháp điều trị được thực hiện thông qua các thao tác nắn chỉnh nhưng không rạch da. Tùy từng trường hợp, thuốc an thần có thể được khuyên dùng.
- Nắn hở: đây là thao tác nắn chỉnh bằng một đường rạch da. Trong trường hợp này, luôn cần sử dụng thuốc an thần.
- Cố định khớp: Để giữ khớp ở đúng vị trí sau khi nắn chỉnh bằng dụng cụ như đai, nẹp, hoặc bó bột.
- Phương pháp áp lạnh: nên chườm đá không liên tục trong những giờ đầu sau chấn thương.
- Để giảm đau và viêm, nên sử dụng thuốc kháng viêm không steroid tại chỗ.
- Phẫu thuật: Có thể phải phẫu thuật khi chấn thương liên quan đến cấu trúc khớp và khi khớp mất vững.