Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

ĐAU HÔNG

ĐAU HÔNG

Đau hông thường bắt nguồn từ viêm, thấp khớp hoặc chấn thương. Cơn đau có thể diễn tiến cấp tính hoặc mạn tính và có thể được nhận biết ở một số vùng trên cơ thể như: đùi, bẹn và vùng thắt lưng. Bất kể tuổi tác và lối sống, vùng cơ xương hông dễ bị chấn thương do các hoạt động quá mức, tổn thương, viêm xương khớp, gãy xương hoặc các quá trình viêm thấp khớp.

Hiện tượng đau nhức thường xuyên ảnh hưởng đến các cơ, gân và dây thần kinh của chân, các triệu chứng này làm hạn chế đáng kể việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.

1.Các loại đau hông

Chấn thương, viêm và thấp khớp có thể là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau hông.

Đau hông do chấn thương

Xảy ra thường xuyên trong các trường hợp: căng cơ, co cứng cơ và tổn thương mạn tính do các hoạt động lặp đi lặp lại, đặc biệt là đối với những người tập luyện thể thao ở cấp độ chuyên nghiệp và nghiệp dư.

Gãy xương hông do loãng xương cũng rất phổ biến, đặc biệt là ở người già.

Các triệu chứng phổ biến nhất của đau hông là: đau dữ dội và cấp tính khu trú ở vùng hông hoặc lan xan các vùng khác (đùi, chân, thắt lưng), co thắt cơ, cảm giác nóng rát hoặc châm chích, đau nhiều khi cử động, đau sau khi đứng hoặc ngồi, gây hạn chế đáng kể các hoạt động.

Đau hông do viêm, thấp khớp

Đau hông do viêm, thấp khớp diễn ra đột ngột và cấp tính. Nó thường ảnh hưởng đến gân, dây thần kinh và cơ, có thể lan xuống đùi đến đầu gối.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng phổ biến nhất của đau hông do viêm, thấp khớp là: mất dần chức năng, đau dữ dội khi cử động, sưng, cảm giác nóng rát, đau hông bên, đau khi sờ và hạn chế vận động.

Các loại đau hông

2.Nguyên nhân gây đau hông

Nguyên nhân đau hông do chấn thương

Thường xảy ra do té ngã hoặc gặp phải chấn thương do va đập, nhưng đôi khi cũng có thể do các tổn thương mạn tính do các hoạt động lặp đi lặp lại cường độ cao ảnh hưởng đến cơ xương khớp của hông.

Các yếu tố liên quan khác do cuộc sống ít vận động và tình trạng béo phì.

Các nguyên nhân chính gây đau hông do chấn thương bao gồm: loãng xương, thoái hóa khớp sau chấn thương, chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, căng cơ hoặc rách cơ, trật khớp, gãy xương và các tổn thương do quá tải.

• Viêm bao hoạt dịch khớp háng

Đây là tình trạng viêm chất lỏng hoạt dịch chứa trong các túi giữa các mô như xương, gân và cơ trong cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra khi hoạt động quá sức, thực hiện nhiều các hoạt động lặp đi lặp lại, đặc biệt ở

• Hội chứng Piriformis

Xảy ra khi cơ Piriformis, là một cơ nhỏ nằm sâu trong mông (nằm dưới cơ mông lớn), bị viêm do chèn ép dây thần kinh tọa. Trong trường hợp này, có thể bị căng cơ quá mức, hoặc tổn thương do co cứng hoặc sai tư thế.

Nguyên nhân đau khớp gối do viêm, thấp khớp

Nguyên nhân đau hông do viêm, thấp khớp

Nguyên nhân đau hông do viêm, thấp khớp có thể do bệnh lý hoặc diễn tiến tự nhiên.

Sự khởi đầu các cơn đau, viêm do thoái hóa khớp chắc chắn là một trong những triệu chứng mạn tính phổ biến nhất.

Các nguyên nhân chính gây đau hông do viêm và thấp khớp bao gồm: thấp khớp do rối loạn chuyển hóa, thấp khớp ngoài khớp, các quá trình viêm và thấp khớp, chấn thương hoặc viêm do quá tải, viêm bao hoạt dịch hoặc viêm gân cơ mông, viêm khớp dạng thấp, bệnh thoái hóa khớp tự nhiên.

• Thoái hóa khớp háng

Đây là một căn bệnh ảnh hưởng đến hông và có xu hướng xấu đi theo tuổi tác, đặc biệt nếu nó không được chẩn đoán và điều trị sớm. Mặc dù căn nguyên không hoàn toàn rõ ràng và trong nhiều trường hợp, chúng ta nói đến bệnh thoái hóa khớp háng vô căn, có những yếu tố dễ mắc phải như tuổi tác, gãy xương và chấn thương, các bệnh lý bẩm sinh liên quan tới hông.

• Viêm cột sống dính khớp

Mặc dù đây là một bệnh toàn thân mạn tính chủ yếu ảnh hưởng đến cấu trúc chính của cột sống, các khớp ngoại vi cũng có thể liên quan, đặc biệt là khớp háng và vai. Bệnh lý này gây ra quá trình xơ hóa và hóa cứng các khớp liên quan. Nguyên nhân của bệnh lý này cũng chưa được biết đến, mặc dù có thể quan sát thấy ảnh hưởng yếu tố di truyền.

3.Chẩn đoán đau hông

Không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng nhận biết được cơn đau hông, vì đôi khi cơn đau cũng xuất hiện ở vùng thắt lưng.

Ngoài ra, đôi khi cơn đau có thể lan xuống đùi và đầu gối. Điều này là do vùng hông và vùng xương chậu có có cùng sự phân bố dây thần kinh. Kết quả là cơn đau có thể đến từ các khớp khác nhau trong khi vẫn biểu hiện tương tự.

Vì vậy, thậm chí có thể có hai nguyên nhân đồng thời, chẳng hạn như đau thắt lưng và hông và không dễ dàng xác định.

Để xác định đúng căn nguyên bệnh, cần phải trải qua một loạt các xét nghiệm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chúng: bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định chụp X quang khung xương chậu và cột sống và/hoặc chụp cộng hưởng từ. Bằng cách này, có thể xác định sự hiện diện của bệnh thoái hóa khớp hoặc các bệnh lý ảnh hưởng đến cột sống, chẳng hạn như chứng hẹp thắt lưng.

4.Ngăn ngừa và điều trị đau hông

Ngăn ngừa đau hông

Để ngăn chặn sự khởi phát của cơn đau hông, tránh sai tư thế, điều chỉnh cân nặng, hạn chế lối sống ít vận động, tránh gây quá tải lên khớp, chú ý các tư thế trong khi nghỉ ngơi.

Điều trị đau hông

Các triệu chứng đau cấp tính do viêm, thấp khớp hoặc chấn thương có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) (ví dụ: Traulen 4% Diclofenac natri) hoặc thuốc giảm đau steroid.

Trong giai đoạn đầu bệnh lý, bác sĩ thường đề nghị một liệu pháp bảo tồn, kết hợp dược lý cùng các chương trình phục hồi chức năng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau.

Trong trường hợp thoái hóa khớp tiến triển, phẫu thuật bằng cách chèn thêm một bộ phận giả ở hông có thể được đề nghị.

Traulen 4% Hỗ trợ điều trị đau hông

Xin lưu ý rằng thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu các triệu chứng xảy ra, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được thăm khám.

Khám phá 3 tác động của TRAULEN 4%