Đau thắt lưng sau chơi thể thao: nguyên nhân và cách khắc phục
Đau thắt lưng sau chơi thể thao là tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải, đặc biệt là những bạn mới chơi thể thao, luyện tập quá mức sai cách, sai tư thế do không có huấn luyện viên hướng dẫn. Hầu hết cơn đau không quá nghiêm trọng, bạn có thể nghỉ ngơi và tự điều trị tại nhà để giảm dần cơn đau. Tuy nhiên cần hiểu rõ nguyên nhân để phòng ngừa đau thắt lưng sau khi chơi thể thao, tránh để lại những hậu quả xấu cho hệ xương khớp.
1. Nguyên nhân gây đau thắt lưng sau chơi thể thao
Cột sống là phần xương khớp quan trọng nhất của cơ thể, có tác dụng nâng đỡ, tạo tư thế đứng thẳng cho con người. Bên cạnh đó, xương cột sống còn bảo vệ hệ thần kinh trung ương phức tạp, điều khiển hoạt động của nhiều bộ phận trong cơ thể. Vì thế, các vấn đề sức khỏe liên quan đến cột sống cần đặc biệt lưu ý và phòng ngừa.
Đau thắt lưng sau chơi thể thao thường do chấn thương
Đau thắt lưng sau chơi thể thao là tình trạng rất thường gặp, xảy ra ở cả các bạn chơi thể thao nghiệp dư lẫn những vận động viên chuyên nghiệp. Mức độ cơn đau rất khác nhau tùy theo loại và vị trí tổn thương, có thể thay đổi từ cảm giác đau nhẹ đến đau nhói nghiêm trọng và mạn tính. Cơn đau thắt lưng sau chơi thể thao thường xảy ra dữ dội, có thể đau cả hai bên thắt lưng hoặc chuyển từ bên này sang bên kia.
Hầu hết đau thắt lưng sau chơi thể thao chỉ kéo dài 1 – 2 ngày hoặc nặng hơn trong 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời không điều trị đúng cách có thể dẫn đến đau mạn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, cần tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục và phòng ngừa tránh đau thắt lưng sau chơi thể thao tiếp tục tái diễn.
Đau thắt lưng sau chơi thể thao nhẹ có thể khỏi khi nghỉ ngơi đúng cách
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn đau này, thường gặp như:
Đau thắt lưng do tư thế luyện tập, chơi thể thao không đúng làm tổn thương cột sống hoặc các cơ vùng thắt lưng.
Chơi quá sức dẫn đến quá tải, làm mỏi và đau nhức cơ thắt lưng.
Hệ cơ lưng bụng không đủ sức mạnh đáp ứng cường độ luyện tập hoặc luyện tập động tác mạnh một cách đột ngột.
Tư thế gập lưng quá mức, vặn xoắn do một vài tư thế chơi thể thao hoặc chấn thương.
Dù do nguyên nhân nào thì tình trạng đau thắt lưng sau chơi thể thao cho thấy bạn cần điều chỉnh lại để khắc phục nguyên nhân như: thay đổi tư thế chơi, tập luyện tăng cường sức mạnh hệ cơ lưng bụng, hạn chế các tư thế vặn xoắn lưng quá mức,…
2. Làm gì để giảm đau thắt lưng sau chơi thể thao
Để xác định chính xác tổn thương gây thắt lưng sau chơi thể thao, chẩn đoán hình ảnh là phương pháp tốt nhất và đơn giản nhất. Bạn có thể tới cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp khám, chỉ định siêu âm vùng cơ thắt lưng, siêu âm ổ bụng (loại trừ nguyên nhân do đau do thận) , chụp X-quang cột sống thắt lưng, chụp MRI cột sống thắt lưng,… Khi xác định được nguyên nhân, mức độ tổn thương, việc điều trị phục hồi sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.
Không chủ quan với cơn đau thắt lưng sau chơi thể thao
Nếu triệu chứng đau thắt lưng sau chơi thể thao không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản tại nhà để giảm đau đớn nhanh chóng như:
Nghỉ ngơi
Đau thắt lưng sau chơi thể thao cần được nghỉ ngơi hoàn toàn, dừng các hoạt động gây áp lực lên vùng thắt lưng. Tổn thương sẽ cần thời gian nghỉ ngơi để hồi phục, khi đó cơn đau cũng được đẩy lùi.
Chườm lạnh
Chườm lạnh rất hiệu quả với bệnh nhân bị đau thắt lưng sau chơi thể thao, tác dụng giảm đau rất nhanh chóng và rõ rệt. Ngoài ra, chườm lạnh sớm còn giúp bạn giảm sưng đau và thời gian để phục hồi tổn thương.
Nằm nghiêng khi ngủ
Tư thế ngủ phù hợp, giảm áp lực lên cột sống và đặc biệt là vùng thắt lưng là tư thế nằm nghiêng. Nên duy trì tư thế này khi ngủ và nghỉ ngơi.
Vận động nhẹ nhàng
Mặc dù khi bị đau thắt lưng sau chơi thể thao, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn song không có nghĩa là ngừng vận động hoàn toàn. Nên chủ động vận động nhẹ nhàng, phù hợp để cơ thể được thoải mái, tổn thương cũng sẽ hồi phục nhanh hơn.
Dùng thuốc giảm đau
Nên dùng thuốc giảm đau dưới sự hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và dạ dày. Thuốc giảm đau chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng đau thắt lưng sau chơi thể thao, không điều trị gốc rễ nguyên nhân nên bệnh nhân vẫn cần tìm ra và khắc phục từ nguyên nhân.
Nên dùng thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn của bác sĩ
Nếu sau khi áp dụng các biện pháp cải thiện trong vài ngày nhưng cơn đau thắt lưng vẫn không thuyên giảm, ngược lại có dấu hiệu nặng hơn thì cần bạn nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra. Có thể tổn thương ở mức nghiêm trọng hơn và cần chẩn đoán, điều trị dưới sự chỉ định theo dõi của bác sĩ.
3. Hướng dẫn tập luyện thể thao đúng cách phòng ngừa đau thắt lưng
Để phòng ngừa đau thắt lưng do luyện tập thể thao, bạn cần xem xét lại tư thế hoặc cường độ luyện tập có đang phù hợp. Nếu gặp khó khăn, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của giáo viên hoặc người hướng dẫn để điều chỉnh tập luyện cho phù hợp. Cụ thể, các lưu ý chung cần nhớ:
Thực hiện các động tác khởi động trước khi tập luyện thể thao.
Tập đúng theo giáo án của huấn luyện viên, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp, không nhảy cóc, không nóng vội,…
Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn ngăn ngừa cơn đau lưng sau khi tập luyện bộ môn nâng tạ:
Khi nâng tạ lên, co bóp cơ mông để kích hoạt xương chậu, giảm tải cho vùng thắt lưng
Giữ vai ổn định trong quá trình luyện tập, hạn chế tư thế lưng cong tròn ảnh hưởng đến vùng thắt lưng.
Tránh dùng tạ quá nặng, nên điều chỉnh vừa sức của mình và tăng dần.
Lựa chọn máy tập thể dục thay thế cho nâng tạ tự do để giảm áp lực lên vùng thắt lưng
Tránh các động tác cử tạ dễ gây chấn thương thắt lưng như: cử tạ đẩy, đứng tấn, cử tạ giật, deadlift.
Cử tạ đẩy là động tác dễ gây đau thắt lưng
Nắm được nguyên nhân đau thắt lưng sau chơi thể thao để phòng ngừa tình trạng này hiệu quả. Không nên coi thường những tổn thương khi tập luyện, nó có thể phản ánh hoạt động thể thao của bạn đang không phù hợp với cơ thể và cần thay đổi.
Cập nhật lần cuối ngày 01/12/2022
Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.