Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

Đau khớp tay ngón giữa xuất hiện ở nhiều đối tượng, do nhiều nguyên nhân gây nên. Phát hiện và điều trị sớm đau khớp tay giữa sẽ giúp tránh được những vấn đề không mong muốn về sau.

Đau khớp tay ngón giữa là tình trạng viêm khớp không quá nguy hiểm, tuy nhiên sẽ khiến cho kết quả hoạt động bị giảm sút. Bạn đã hiểu về dấu hiệu bệnh chưa, đón đọc ngay để tìm hiểu rõ hơn.

Đau khớp tay ngón giữa là gì?

Đau khớp tay ngón giữa là tình trạng sưng, đau, nóng đỏ phần da xung quanh vùng khớp. Tình trạng này xảy ra do các phần sụn, cơ, bao gân, dây chằng của khớp bị thoái hóa, bào mòn hoặc bị tổn thương. Khi người bệnh hoạt động tay, các đầu xương va chạm vào nhau, gây ra tổn thương và viêm khớp ngón tay.

Hiểu đúng về đau khớp tay ngón giữa 1Sưng khớp, đau khớp tay giữa

Khi bị đau khớp tay giữa, người bệnh thường xuyên bị cứng khớp vào buổi sáng. Lâu ngày, các gân gập bị sưng nề gây đau nhức, khiến việc hoạt động của các ngón tay trở nên khó khăn hơn. Bệnh đau khớp tay giữa nếu được phát hiện sớm thì có thể ngăn ngừa được tình trạng tổn thương khớp vĩnh viễn.

Các dấu hiệu của bệnh đau khớp tay ngón giữa

Khi bị đau khớp tay giữa người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức mỗi lần cầm hay nắm một vật gì đó. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu đi kèm như: Cứng khớp, các ngón hành động mất kiểm soát…. cơn đau có thể kéo đến liên tục.

Đau khớp tay gây nên các cơn đau nhức

Đau khớp tay gây ra cảm giác đau, nóng rát ở ngón giữa. Cơn đau ở giai đoạn này có thể tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn nặng hơn, phần sụn ở khớp tay sẽ bắt đầu mòn đi, gây nên tình trạng đau nhức ngay cả khi không sử dụng hoặc sử dụng tay rất ít. Đau khớp tay có thể làm bạn tỉnh giấc vào buổi đêm.

Đau khớp tay bị sưng khớp

Các mô và sụn với chức năng chính là bảo vệ các khớp xương mỏng. Nếu khớp bị tổn thương, các mô dọc theo khớp có thể sưng lên, dẫn đến tình trạng ngón tay to hơn bình thường. Ngoài ra, tình trạng sưng viêm còn có thể xảy ra do sự tăng dịch khớp, gây sưng đau và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

Nóng đỏ da tại vùng khớp bị tổn thương

Trường hợp khớp tay bị tổn thương, các dây chằng tại các mô xung quanh khớp bị viêm. Hiện tượng này khiến vùng da xung quanh khớp nóng rát và sưng đỏ.

Biến dạng khớp

Khi tổn thương, các mô sụn trong khớp bị mòn không đều. Cộng thêm bệnh viêm khớp tiến triển, làm cho các mô và dây chằng yếu hơn, gây biến dạng khớp ngón tay. Sự biến dạng sẽ càng rõ rệt hơn khi tình trạng bệnh càng chuyển biến nặng.

Nguyên nhân gây nên bệnh đau khớp tay ngón giữa

Có nhiều yếu tố tác động đến các khớp tay của bạn. Cụ thể như:

Đau khớp tay ngón giữa do yếu tố ngoại cảnh

Hiểu đúng về đau khớp tay ngón giữa 2 Đau khớp tay ngón giữa do tác động ngoại cảnh

Vào mùa nóng, các mạch máu sẽ giãn nở thoát nhiệt ra ngoài nhằm cân bằng nhiệt lượng trong cơ thể. Khi đó một vài chất lỏng có thể rò rỉ vào các mô mềm gây sưng tấy các khớp ngón tay.

Hay như việc bị chấn thương ở bàn tay cũng có thể khiến xương ngón tay bị trật khớp, gãy hoặc xương dưới sụn bị tổn thương. Tình trạng này có thể để lại biến chứng cho người bệnh. Gây nên các cơn đau nhức khớp ngón tay thường xuyên, đặc biệt khi thời tiết giao mùa.

Đau khớp tay giữa do chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây nên hiện tượng viêm khớp. Dẫn chứng như việc ăn nhiều muối sẽ làm cho cơ thể giữ nước, gây sưng tấy, phù nề tay. Hay như việc thiếu chất dinh dưỡng canxi, vitamin D cũng sẽ khiến cơ thể xuất hiện những cơn đau khớp tay, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.

Đau khớp tay giữa do tình trạng bệnh lý

Các bệnh như thoái hóa khớp ngón tay, viêm khớp ngón tay… làm cho lớp sụn bọc ngoài đầu xương bị hao mòn và nứt vỡ. Lâu dần các khớp sẽ trở nên thoái hóa, gây cứng khớp, sưng đau khớp tay.

Các phương pháp điều trị bệnh đau khớp tay ngón giữa hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đau khớp tay một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Điều trị đau khớp tay ngón giữa bằng phương pháp Tây y

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc sử dụng thuốc: Giãn cơ, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm… giúp giảm triệu chứng sưng đau ngón tay rất nhanh. Tuy nhiên, bạn sẽ phải sử dụng liên tục vì nếu ngừng thì bệnh sẽ tái diễn. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc còn gây ra một số tác dụng phụ như đau bao tử, suy thận… Vì thế, nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Hiểu đúng về đau khớp tay ngón giữa 3Kết hợp các bài tập luyện nón tay giữa

Người bệnh còn có thể kết hợp phương pháp vật lý trị liệu. Đây cũng là giải pháp an toàn, hiệu quả, không gây ra tác dụng phụ cho người bệnh.

Giảm đau khớp tay giữa bằng các bài thuốc Đông y

Bên cạnh phương pháp Tây y, phương pháp Đông y cũng được nhiều người ưa chuộng trong việc điều trị đau khớp tay ngón tay. Một số bài thuốc có thành phần chính là củ tam thất, đậu đen, bột nghệ sẽ đem lại hiệu quả cao.

Dùng 6 – 13g củ tam thất khô/bột mang sắc/pha lấy nước đặc, uống làm 2 lần trong ngày. Theo các chuyên gia xương khớp, hoạt chất Saponin có trong củ tam thất có tác dụng chống khuẩn, tiêu sưng, giảm tình trạng đau nhức tay giữa.

Đối với đậu đen, ngâm nước khoảng 2 – 4 tiếng sau đó vo sạch. Đổ hạt đậu đen vào quả dừa, đậy nắp lại, đem hấp cách thủy trong khoảng 4 tiếng. Nên ăn khi còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất. Thực hiện 1 lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả sau khoảng gần 2 tháng sử dụng.

Còn với bột nghệ, trộn 1 thìa bột vào dầu dừa để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau đó, thoa hỗn hợp lên vùng khớp bị sưng, massage nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút. Để hỗn hợp trong khoảng 1 – 3 tiếng, sau đó sử dụng nước ấm để rửa sạch. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày. Tinh chất curcumin chứa trong củ nghệ có tính chất chống oxy hóa, kháng viêm, làm giảm tình trạng đau khớp.

Qua bài viết này, hy vọng có thể giúp bạn biết thêm những nguyên nhân về bệnh đau khớp tay ngón giữa. Đau khớp tay giữa không chỉ khiến người bệnh đau nhức khó chịu mà còn gây khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, hãy chọn cho mình một lối sống lành mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý để bệnh đau khớp tay không còn là vấn đề đáng lo ngại.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp


Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.