Nguyên nhân gây nhức mỏi cơ bắp kéo dài và cách giảm đau hiệu quả
Nhức mỏi cơ bắp là triệu chứng hầu như ai trong chúng ta cũng thường gặp phải đặc biệt là đối với những người thường xuyên vận động, tập luyện cường độ cao. Vậy nguyên nhân khiến bạn nhức mỏi cơ bắp kéo dài là gì? Có cách nào để giảm đau nhanh không? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé
1. Nhức mỏi cơ bắp kéo dài là gì?
Nhức mỏi cơ bắp kéo dài là tình trạng các nhóm cơ trên cơ thể của bạn thường xuyên cảm thấy mỏi hoặc đau nhức. Không phân biệt đối với vị trí nào trên cơ thể mà bạn có thể bị nhức mỏi cơ bắp ở mọi nơi. Điều này được giải thích do cơ thể chúng ta được cấu tạo với tỷ lệ cơ khá lớn.
Nhức mỏi cơ bắp kéo dài là gì?
Đau nhức cơ bắp hầu như ai trong chúng ta cũng sẽ gặp vài lần trong đời. Hiện tượng nhức mỏi cơ bắp kéo dài hoặc không kéo dài thường xuất hiện sau khi bạn gặp tai nạn, chấn thương trong quá trình làm việc, luyện tập, vận động quá sức,… Đối với các trường hợp nhức mỏi thông thường khỏi trong vòng 1 tuần hoặc có những trường hợp nghiêm trọng sẽ kéo dài vài tháng có thể cần sử dụng thuốc giảm đau.
2. Triệu chứng của nhức mỏi cơ bắp kéo dài
Đau nhức cơ bắp khi di chuyển hoặc khi chạm vào các vị trí trên cơ thể.
Mỏi hoặc nhức cơ ngay cả khi ở trạng thái nghỉ ngơi.
Căng cơ tại các vị trí như cổ, vai, lưng, bụng, mông, đùi, bắp chân,…
Những cơn đau nhức cơ bắp lan rộng nhiều đến nhiều khu vực bộ phận trên cơ thể hơn.
Vùng cơ bắp bị đau, da sẽ xuất hiện tình trạng mẩn đỏ
Sưng nhẹ tại những vị trí bị đau cơ.
3. Nguyên nhân nhức mỏi cơ bắp kéo dài
3.1. Hoạt động thể lực quá sức
Đối với những người thường chơi thể thao với cường độ tập luyện cường độ cao sẽ dễ gặp tình trạng nhức mỏi cơ bắp kéo dài. Ngoài ra, khi trở lại tập luyện sau thời gian nghỉ cũng khiến cho tình trạng đau mỏi cơ xuất hiện.
Một số trường hợp tăng cường độ luyện tập đột ngột cũng khiến cho bạn bị đau cơ tuy nhiên khi thích nghi sau thời gian rèn luyện thì cải thiện hơn.
3.2. Mất nước
Nước là thành phần quan trong giúp quá trình trao đổi chất ở tế bào đặc biệt là tại các mô cơ. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ khiến cho tình trạng đau cơ xuất hiện do hệ hô hấp, hệ tiêu hóa không thể hoạt động trơn tru để trao đổi chất với tế bào.
Thiếu nước là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đau cơ bắp
Bên cạnh đó khi thiếu nước thì cơ không thể hoạt động với trạng thái tốt nhất từ đó nếu vận động mạnh thì sẽ dễ gặp tình trạng đau nhức mỏi cơ bắp kéo dài.
3.3. Thiếu ngủ
Giấc ngủ đủ thời gian là yếu tố quan trọng trong quá trình hồi phục cơ thể sau thời gian làm việc, hoạt động trong ngày. Khi ngủ đủ giấc các cơ bắp được nghỉ ngơi hoàn toàn và lấy lại năng lượng tốt hơn cho hôm sau.
Khi thiếu ngủ không chỉ khiến cho tinh thần uể oải mà còn khiến cho cơ thể mệt mỏi, thường xuất hiện các triệu chứng nhức mỏi cơ bắp kéo dài đặc biệt là đối với những người mất ngủ kinh niên. Nếu cơ bắp không được hồi phục đủ thời gian nghỉ ngơi kết hợp với việc vận động, làm việc sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Chính vì thế để có cơ thể khỏe mạnh và tránh tình trạng uể oải mệt mỏi thì chúng ta cần ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày.
3.4. Thiếu máu
Nhức mỏi cơ bắp kéo dài cũng là biểu hiện phổ biến của tình trạng thiếu máu. Do sự giảm về số lượng hồng cầu, hematocrit (Hct) hoặc lượng hemoglobin (Hb) khiến cho việc vận chuyển oxy đến các tế bào bị ảnh hưởng. Khi thiếu máu khiến cho lượng oxy không được cung cấp đủ đến cơ bắp trong quá trình con người vận động sẽ khiến cho cơ bắp tiết ra enzyme phản ứng dẫn đến tình trạng đau nhức.
TÌnh trạng thiếu hồng cầu gây hạn chế trao đổi oxy của tế bào
4. Cách giảm đau nhức cơ bắp tại nhà
4.1. Chế độ nghỉ ngơi, thư giãn
Khi bạn bị đau nhức cơ bắp thì chế độ nghỉ ngơi, thư giãn là yếu tố quan trọng để giúp cải thiện tình trạng này. Đối với những trường hợp đau nhức cơ bắp thông thường khi thực hiện chế độ thư giãn hợp lý sẽ giảm dần trong 5 – 7 ngày. Bên cạnh đó, khi kết hợp với xoa bóp bằng dầu nóng sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức, căng hay co rút cơ.
4.2. Uống nhiều nước hoặc bổ sung nước ion
Nước chiếm tỷ lệ hơn 70% trong cơ thể con người và mất nước là nguyên nhân thường gặp khi bị đau nhức cơ bắp kéo dài. Chính vì thế việc bổ sung đủ nước là cần thiết để có thể hỗ trợ phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra chúng ta còn có thể bổ sung thêm các loại nước có chứa ion, khoáng chất để giúp tăng cường khả năng trao đổi chất cũng như bổ sung thêm các chất tốt cho hệ miễn dịch.
Uống nhiều nước hoặc bổ sung nước ion để bù nước
Đặc biệt đối với những người thường xuyên chơi thể thao hoặc làm việc nặng cần nhiều sức lực thì việc duy trì uống nhiều nước hoặc sử dụng các loại nước ion để bù nước là thói quen tốt để giúp giữ sức khỏe, tránh bệnh tật.
4.3. Chườm nóng
Sử dụng túi nước ấm hoặc khăn ấm để chườm lên các vị trí đau nhức cơ bắp kéo dài giúp giãn cơ giảm co rút. Nhờ đó những cơn đau cơ bắp, đau nhức xương khớp cũng sẽ được giảm đau hiệu quả. Thực hiện chườm nóng từ 10 – 15 phút là thời gian vừa đủ để thư giãn cơ bắp và chúng ta cũng không nên chườm quá lâu đặc biệt là đối với bệnh nhân giãn tĩnh mạch sẽ khiến cho tình trạng này nghiêm trọng hơn.
4.4. Chườm lạnh
Đối với chườm nóng sẽ giúp giảm tình trạng căng cứng, co rút thì chườm lạnh là phương pháp giúp giảm sưng viêm hoặc giảm nhiễm trùng cấp tình tại các vùng có vết thương. Chườm lạnh bằng cách sử dụng túi đá hoặc khan ngâm nước lạnh và đắp lên vùng bị đau. Không nên chườm lạnh quá 15 phút hoặc sử dụng trực tiếp đá lạnh tiếp xúc với da sẽ dễ gây tình trạng bỏng lạnh. Sau khi chườm lạnh nên kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng để giúp giảm đau và hồi phục cơ bắp hiệu quả hơn.
Chườm lạnh giúp giảm sưng
4.5. Sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ
Trường hợp đau nhức cơ bắp kéo dài với mức độ đau nghiêm trọng và không thuyên giảm sau khi thực hiện các phương pháp thư giãn thông thường thì người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc giảm cơ. Tuy nhiên đối với trường hợp này thì chúng ta cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nhức mỏi cơ bắp kéo dài là tình trạng phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đây cũng không hẳn là bệnh mạn tính và có thể tự khỏi. Mặc dù vậy nhưng những trường hợp đau nhức kéo dài hoặc có xu hướng tăng mức độ đau thì điều cần làm chính là đến bệnh viện, cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh.
Cập nhật lần cuối ngày 23/07/2022
Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.