Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

Hiện tượng đau nhức chân khi trời lạnh rất phổ biến ở những người mắc bệnh về xương khớp và người cao tuổi. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ lý giải về hiện tượng này và cách giảm đau đơn giản nhưng có thể mang lại hiệu quả cao.

1. Vì sao bị nhức chân khi trời lạnh?

Rất nhiều lý do dẫn tới đau nhức chân khi trời lạnh và dưới đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất:

– Do lưu thông máu kém: Khi nhiệt độ giảm mạnh, cơ thể chúng ta có xu hướng dự trữ năng lượng, mạch máu sẽ co lại. Chính vì thế quá trình lưu thông máu sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Điều này khiến cho lượng máu nuôi dưỡng các khớp ở chân cũng như toàn bộ hệ thống xương khớp sẽ giảm đi. Từ đó, làm tăng nguy cơ tổn thương sụn và gây đau nhức xương khớp.

Đau nhức chân khi trời lạnh là do bị giảm lưu thông máu

Đau nhức chân khi trời lạnh là do bị giảm lưu thông máu

+ Khớp khô cứng và khó cử động: Thời tiết chuyển lạnh cũng là một yếu tố khiến cho gân cơ bị co rút, đồng thời dịch khớp đông quánh lại, các khớp trở nên khô cứng. Do vậy, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức và khó cử động.

Nhiệt độ giảm thấp cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho đầu mút dây thần kinh ở các khớp trở nên nhạy cảm hơn và người bệnh sẽ cảm nhận những cơn đau một cách rõ ràng hơn.

+ Ít vận động hơn: Vào mùa lạnh, rất khó để duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày và chúng ta cũng thường có xu hướng lười vận động hơn. Khi các khớp không được hoạt động thường xuyên thì tình trạng lưu thông máu cũng sẽ kém hơn, làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp hoặc là yếu tố khiến cho tình trạng đau nhức càng nghiêm trọng hơn.

+ Mắc bệnh xương khớp mạn tính: Ngoài các trường hợp thoái hóa do tuổi tác, một số bệnh nhân mắc phải các bệnh xương khớp mạn tính cũng thường phải chịu đau nhiều hơn khi trời trở lạnh.

2. Một số biểu hiện đau nhức chân khi trời lạnh

– Đau nhức chân: Ở những vị trí thường xuyên phải cử động như đầu gối, khớp cổ chân thì những cơn đau sẽ rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Người bệnh có cảm giác đau buốt từ trong xương. Bên ngoài các khớp có thể xuất hiện tình trạng sưng và tấy đỏ khiến người bệnh bị giảm khả năng vận động.

Người bệnh bị đau cứng khớp khi vừa ngủ dậy

Người bệnh bị đau cứng khớp khi vừa ngủ dậy

– Khi người bệnh cử động, ở các khớp có hiện tượng phát ra âm thanh như tiếng lạo xạo.

Cứng khớp: Đây là hiện tượng phổ biến và thường xảy ra vào buổi sáng sớm, khi người bệnh vừa thức dậy. Khi khớp bị cứng thì rất khó để cử động, co duỗi chân. Chính vì thế, người bệnh cần phải xoa bóp đến khi các khớp nóng dần lên, sau đó từ từ vận động các khớp để cải thiện tình trạng này.

– Nhạy cảm với cơn đau hơn: Triệu chứng này thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp mạn tính. Khi lớp sụn đã bị bào mòn và đầu xương trơ ra, người bệnh sẽ nhạy cảm hơn với những cơn đau nhức.

3. Làm sao để giảm đau nhức chân khi trời lạnh?

Đau nhức chân khi trời lạnh làm giảm chất lượng sống, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của người bệnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây:

Xoa bóp giúp giảm đau nhức chân

Xoa bóp giúp giảm đau nhức chân

Xoa bóp: Mục đích của phương pháp này là làm nóng khớp và tăng cường quá trình lưu thông máu, từ đó giảm đau hiệu quả và nhanh chóng hơn. Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể kết hợp xoa bóp với dầu gừng hoặc khuynh diệp hay một số loại rượu thuốc.

– Chườm nóng: Dùng túi chườm nóng đắp lên vùng chân bị đau nhức trong khoảng 20 phút, bạn sẽ thấy những cơn đau được xoa dịu rất hiệu quả.

– Tắm nước nóng: Đây cũng là một phương pháp đơn giản giúp bạn giảm đau xương khớp trong mùa lạnh. Lưu ý, chỉ nên tắm trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút và không nên tắm quá muộn.

– Giữ ấm cơ thể, nhất là ở một số vị trí như đầu gối hay bàn chân. Không chỉ giúp giảm đau nhức chân hiệu quả, đây cũng là phương pháp phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp, tình trạng nhiễm khuẩn và tránh làm suy giảm hệ miễn dịch.

– Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Khi trời lạnh, bạn không nên vận động mạnh để tránh gây áp lực cho các khớp nhưng cũng không nên hoạt động nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu và giảm đau khớp. Có thể lựa chọn một số bài tập như yoga, đi bộ, đạp xe,… Nên tránh tình trạng ngồi, đứng, nằm quá lâu khiến các khớp trở nên tê cứng và nhức mỏi hơn.

Nên đi tất để giữ ấm chân và giảm đau nhức

Nên đi tất để giữ ấm chân và giảm đau nhức

– Nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dưỡng chất: Đây cũng là phương pháp đơn giản nhưng lại có thể mang lại hiệu quả cao đối với những trường hợp bị đau nhức chân và đau nhức các khớp.

Nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt, cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin C, vitamin D và những loại thực phẩm có chứa nhiều collagen. Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn những loại đồ ăn cay nóng và có chứa nhiều gia vị để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và tránh làm cản trở quá trình dưỡng khớp.

– Giảm cân: Cần tránh để xảy ra tình trạng thừa cân, béo phì để tránh gây ra những áp lực lên các khớp. Nếu bạn đang thừa cân, cần thực hiện các biện pháp giảm cân lành mạnh để cân nặng về mức an toàn cho sức khỏe.

– Không nên tự ý mua thuốc giảm đau hoặc áp dụng những bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không đáng có.

Với những trường hợp những cơn đau nhức chân khi trời lạnh diễn ra thường xuyên với mức độ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống thì cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, tìm nguyên nhân gây bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cũng cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có được hiệu quả điều trị cao nhất.


Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.