Thoái hóa khớp xảy ra khi lớp sụn khớp bị bào mòn. Khớp cổ, khớp gối, khớp cổ tay, khớp vai,… có tần suất hoạt động thường xuyên nên dễ bị thoái hóa nhất. Thoái hóa đa khớp là tình trạng thoái hóa xảy ra ở 2 khớp trở lên. Bệnh gây ra những cơn đau nhức, làm suy giảm chức năng vận động và giảm chất lượng sống của người bệnh.
1. Thoái hóa đa khớp có biểu hiện như thế nào?
Trong giai đoạn đầu, bệnh thoái hóa đa khớp thường không gây ra những biểu hiện đặc biệt. Cho đến khi, mức độ tổn thương ở sụn khớp ngày càng nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng như sau:
– Đau và cứng khớp: Các khớp bị thoái hóa sẽ có biểu hiện cứng và đau nhức. Khi vận động thì mức độ đau càng tăng lên và khi nghỉ ngơi, cơn đau sẽ giảm dần. Đây chính là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp.
Tổn thương ở sụn khớp làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp
– Các khớp bị thoái hóa phát ra âm thanh khi người bệnh vận động: Khi các sụn khớp đã bị bào mòn hoàn toàn, các đầu xương có sẽ bị va vào nhau trong quá trình người bệnh di chuyển, vận động và từ đó tạo ra âm thanh lục khục.
– Giảm phạm vi chuyển động: Khi mắc chứng thoái hóa khớp, phạm vi cũng như cường độ hoạt động của khớp sẽ bị giảm đáng kể. Do đó, người bệnh bị suy giảm khả năng vận động và kéo theo chứng teo cơ.
– Gai xương: Khi các sụn khớp bị tổn thương, bào mòn, gai xương có nguy cơ hình thành, gây sưng đau và biến dạng khớp.
– Da bao quanh khớp đỏ và nóng: Tình trạng mô sụn và xương bị tổn thương có thể là yếu tố gây kích thích các mô mềm xung quanh vùng da bao quanh khớp và gây ra hiện tượng đỏ và nóng da.
2. Những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đa khớp
Quy trình lão hóa tự nhiên chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra thoái hóa đa khớp. Ở những người cao tuổi, những tế bào sụn khớp sẽ giảm dần chức năng tổng hợp chất để tạo nên sợi collagen. Chính vì thế, chất lượng sụn kém, tính đàn hồi yếu dần, cuối cùng dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp.
Người cao tuổi có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp
Ngoài nguyên nhân phổ biến trên, thoái hóa đa khớp còn có thể do những nguyên nhân sau:
– Chấn thương ở khớp: Tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động hay tai nạn khi đang chơi thể thao chính là nguyên nhân gây ra chất thương khớp, khiến khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Những trường hợp này cần được điều trị nhanh chóng và đúng phương pháp để tránh trường hợp các khớp ở những vị trí tổn thương tăng nguy cơ thoái hóa.
– Thừa cân, béo phì: Đây là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật nguy hiểm, trong đó bao gồm tình trạng thoái hóa khớp. Khi bị thừa cân, các khớp sẽ phải chịu một áp lực rất lớn, nhất là khớp gối. Vì thế, khớp của người bệnh có thể bị thoái hóa và biến dạng.
– Do bất thường cấu trúc xương bẩm sinh: Cấu trúc xương khớp rất chặt chẽ và hoàn chỉnh để có thể giúp chúng ta di chuyển một cách dễ dàng và nhẹ nhàng. Tuy nhiên, với một số trường hợp cấu trúc xương bị sai lệch bẩm sinh sẽ dẫn đến tình trạng các đầu xương và sụn bị va chạm vào nhau trong quá trình người bệnh di chuyển, gây bào mòn sụn khớp và kéo theo tình trạng thoái hóa đa khớp.
– Di truyền: Nếu trong gia đình có những người thân như bố mẹ, anh chị em bị thoái hóa khớp thì bạn cũng có nguy cơ bị thoái hóa cao hơn những người khác.
– Nội tiết: Một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến các vấn đề về xương khớp chính là nội tiết. Hiện tượng rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn mãn kinh, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường,… cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra thoái hóa khớp.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa đa khớp
Bệnh thoái hóa đa khớp nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến gai xương khớp, biến dạng khớp và suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động cũng như chất lượng sống của người bệnh. Thậm chí, tình trạng gai xương có thể gây tổn thương màng dịch và dẫn tới u nang bao hoạt dịch.
Các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng vận động của người bệnh
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh
Ngoài việc khai thác tiền sử bệnh lý, thăm khám lâm sàng, bác sĩ còn chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh,… để đưa ra những kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:
+ Chụp X-quang: Đây là phương pháp chẩn đoán phổ biến và được áp dụng đối với hầu hết bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ bệnh. Kết quả chụp X-quang sẽ cho thấy hình ảnh của xương khớp và là cơ sở quan trọng để các bác sĩ nhận biết rõ những vấn đề bất thường ở xương khớp.
+ Chụp cộng hưởng từ: Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ nhận biết rõ hơn về hình ảnh cấu trúc mô mềm. Thường được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ thoái hóa khớp là do nhiễm khuẩn mô mềm gây ra.
+ Xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch khớp để phân biệt bệnh với một số trường hợp viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, tổn thương khớp do nhiễm trùng hay acid uric.
Phương pháp điều trị bệnh
Bệnh thoái hóa khớp không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà mục đích của các phương pháp điều trị chính là cải thiện triệu chứng đau nhức, làm chậm quá trình thoái hóa và phục hồi chức năng khớp cho bệnh nhân.
MEDLATEC là địa chỉ khám chữa bệnh xương khớp uy tín
Một số phương pháp thường được áp dụng trong quá trình điều trị bệnh có thể kể đến như:
+ Sử dụng thuốc chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,…
+ Hướng dẫn người bệnh tập một số bài tập vật lý trị liệu để giảm đau đồng thời cải thiện, phục hồi chức năng khớp. Tuy nhiên, cần kiên trì tập trong thời gian dài.
+ Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh.
+ Duy trì cân nặng phù hợp.
+ Tiêm khớp để cải thiện chức năng hoạt động.
+ Phẫu thuật loại bỏ gai xương, thay thế bằng khớp nhân tạo, phẫu thuật chỉnh hình,…