Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

Với những người mắc bệnh xương khớp, mỗi khi giao mùa cơn đau nhức trở nên nghiêm trọng khiến không ít người lo lắng. Hiểu về tình trạng đau nhức xương khớp giao mùa sẽ giúp người bệnh chủ động ngăn ngừa, khắc phục tốt hơn.

1. Tại sao xương khớp hay bị đau nhức khi giao mùa?

Thực tế có đến 50% bệnh nhân xương khớp cho biết họ thường xuyên bị đau nhức nghiêm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, cụ thể là nhạy cảm hơn với nhiệt độ và áp suất khí quyển.

Giao mùa là thời điểm người mắc bệnh xương khớp bị đau nhức nhiều hơn

Giao mùa là thời điểm người mắc bệnh xương khớp bị đau nhức nhiều hơn

Để tìm hiểu nguyên nhân đau nhức xương khớp giao mùa, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu trong nhiều năm và tìm ra những tác động của thời tiết giao mùa đến căn bệnh xương khớp như sau:

Khớp viêm nhạy cảm với áp suất khí quyển

Ở người mắc bệnh xương khớp, hầu hết đều xảy ra tình trạng bào mòn ở lớp sụn bao phủ xương bên trong khớp, khiến dây thần kinh bị tác động cảm nhận được sự thay đổi của áp suất. Ngoài ra, áp suất khí quyển thay đổi khi giao mùa khiến các cơ, gân, mô sẹo dễ co lại và giãn ra gây đau đớn.

Nhiệt độ thấp làm khô cứng khớp

Trong một cuộc khảo sát ở 200 người mắc bệnh viêm xương khớp gối cho kết quả khi nhiệt độ giảm khoảng 10 độ, phần lớn người bệnh bị tăng chứng đau khớp. Nguyên nhân do nhiệt độ thấp khiến chất lỏng bên trong khớp trở nên đặc hơn, dẫn đến hiện tượng khô cứng khớp.

Đau nhức xương khớp nhạy cảm với nhiệt độ thấp

Đau nhức xương khớp nhạy cảm với nhiệt độ thấp

Có thể thấy, bệnh về khớp khiến những cơn đau nhức, khô cứng khớp nhạy cảm hơn với thời tiết, đặc biệt là thời tiết trở lạnh khi giao mùa hay trước những ngày mưa. Cần hiểu rõ, thời tiết thay đổi chỉ là nguyên nhân tạm thời làm gia tăng cơn đau nhức khớp, không phải là nguyên nhân gây bệnh. Khi thời tiết ấm và dễ chịu hơn, người bệnh có thể thấy thoải mái hơn song tổn thương xương khớp vẫn còn và có thể đang phát triển.

Theo thời gian, hầu hết người bệnh viêm khớp bị đau nhức nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nếu bạn bị đau nhức xương khớp khi giao mùa, nên đi khám và điều trị sớm, tránh những tổn thương khớp nghiêm trọng khiến bạn phải sống chung với căn bệnh này nhiều năm.

2. Đau nhức xương khớp giao mùa có thể do bệnh lý gì?

Hầu hết các bệnh lý về khớp đều gây ra triệu chứng cứng khớp, đau khớp khi vận động quá mức hoặc thời tiết giao mùa. Độ tuổi thường mắc phải nhất là độ tuổi trung niên, tuy nhiên những năm gần đây, bệnh xương khớp có xu hướng trẻ hóa, nhất là các đối tượng có nguy cơ cao như: béo phì, làm việc văn phòng, bê vác nặng,…

Bệnh lý xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa

Bệnh lý xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa

Muốn biết chính xác đau nhức xương khớp giao mùa do bệnh lý gì để điều trị triệt để, người bệnh cần đi khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Trong đó, viêm khớp là nguyên nhân phổ biến, hai loại viêm khớp thường gặp nhất gồm:

2.1. Viêm xương khớp

Viêm xương khớp có thể xảy ra ở khớp đầu gối, khớp tay, khớp hông, khớp cột sống,… Viêm xương khớp là tình trạng các sụn khớp bao bọc đầu xương bị bào mòn, tổn thương, khiến các đầu xương va chạm gây đau đớn, tổn thương dây thần kinh khớp.

2.2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là loại bệnh tự miễn, có thể xảy ra ở một vài hoặc nhiều khớp bao gồm: khớp gối, khớp lưng, khớp tay, khớp bàn chân,…  Bệnh mạn tính này sẽ gây triệu chứng sưng, đỏ, xơ cứng, đau nhức khớp thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng nếu không điều trị tốt. Hơn nữa, viêm khớp dạng thấp còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác của cơ thể như: mắt, phổi, tim, da và mạch máu.

3. Làm gì để khắc phục đau nhức xương khớp giao mùa?

Việc di chuyển đến nơi có thời tiết hay khí hậu lý tưởng hơn cho bệnh viêm khớp nói riêng và đau nhức xương khớp nói chung không phải là giải pháp khả thi. Cần điều trị tích cực căn bệnh xương khớp là điều quan trọng để đẩy lùi những cơn đau nhức, ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm đau tạm thời:

3.1. Giữ ấm cơ thể

Khi nhiệt độ giảm, thời tiết thay đổi, bạn cần chủ động giữ ấm cơ thể bằng cách tắm với nước ấm, mặc nhiều quần áo ấm vào ban ngày, sử dụng tất chân, gang tay,… Để nhiệt độ phòng ngủ ấm áp, có thiết bị tăng nhiệt độ bên trong nhà.

3.2. Dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau không được khuyến cáo sử dụng thường xuyên để đối phó với đau nhức xương khớp khi giao mùa, vì thế cần sử dụng dưới sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc giảm đau được ưu tiên thường là thuốc chống viêm không steroid.

3.3. Giảm áp lực cho xương khớp

Càng lao động nặng, đi lại nhiều thì đau nhức xương khớp khi giao mùa càng nghiêm trọng. Vì thế, giảm áp lực cho các khớp sẽ giúp giảm đau hiệu quả, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người khác nếu bạn cần bê vác vật nặng.

3.4. Nâng cao sức khỏe

Nâng cao sức khỏe tổng thể là cách giúp giảm và phòng ngừa đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi. Hãy lưu ý đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục, vận động cơ thể với những bài tập phù hợp cho người đau khớp.

Người bị bệnh xương khớp cần tập luyện phù hợp

Người bị bệnh xương khớp cần tập luyện phù hợp

3.5. Tắm với Paraffin

Tắm bồn với sáp paraffin có hiệu quả tốt trong giảm đau, làm dịu các cơn đau nhức xương khớp. Ngoài ra, bạn có thể đặt miếng đệm ấm chườm lên các vị trí đau để giảm đau hiệu quả.

Các biện pháp trên có thể giúp giảm đau, giảm khó chịu tạm thời cho người bệnh song không đẩy lùi hoàn toàn căn bệnh. Theo thời gian và tác động xấu từ các hoạt động hàng ngày, tổn thương xương khớp sẽ trở nên nghiêm trọng và cơn đau nhức vì thế cũng tăng lên cả về mức độ và thời gian.

Vì vậy, khi xuất hiện tình trạng đau nhức xương khớp giao mùa, bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị. Đặc biệt tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau nhanh dẫn đến phụ thuộc thuốc, gây nhiều tai biến khó lường.


Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.