4 triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm khớp
Không chỉ ở người lớn, trẻ em cũng là đối tượng có thể bị viêm khớp. Bệnh này tuy không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển và những hoạt động sống hàng ngày.
1. Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm khớp
Viêm khớp ở trẻ em có 4 thể với những triệu chứng điển hình dưới đây:
Thể đa khớp
Những trẻ ở độ tuổi từ 6 tuần đến 16 tuổi là đối tượng có thể mắc phải thể đa khớp. Nguyên nhân gây bệnh rất khó để xác định được. Đó có thể là do yếu tố di truyền, môi trường, gặp bất thường ở khả năng miễn dịch hoặc một tác nhân gây viêm nhiễm nào đó,…
Trẻ bị viêm khớp ở thể này sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau tùy theo cơ địa. Tuy nhiên, một số triệu chứng lâm sàng thường gặp phải nhất, đó là:
Viêm đa khớp: Tình trạng viêm này thường xảy ra ở 5 khớp trở lên và mang tính chất không đối xứng. Viêm đa khớp thường xảy ra ở bé gái nhiều hơn bé trai.
Viêm bao hoạt dịch khô: Tình trạng viêm khớp này rất nguy hiểm vì không thể áp dụng được các biện pháp điều trị. Trẻ trên 7 tuổi là đối tượng dễ mắc phải nhất.
Viêm màng hoạt dịch đa sinh có tính chất đối xứng: Tình trạng viêm này thường xuất hiện ở những khớp đối xứng nhau. Trẻ em từ 7 đến 9 tuổi là đối tượng rất dễ bị mắc phải.
Viêm bao hoạt dịch khô rất nguy hiểm và thường xuất hiện ở những trẻ trên 7 tuổi
Thể hệ thống
Tuy tỷ lệ trẻ mắc phải viêm khớp ở thể hệ thống khá thấp, thế nhưng, nguy cơ gây tàn tật lại rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, diễn biến của tình trạng viêm khớp này rất phức tạp với những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng khác. Cụ thể là:
Sốt kéo dài và chỉ xuất hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối. Thân nhiệt của trẻ sẽ bị tăng cao hoặc hạ thấp đột ngột, nhất là vào buổi sáng.
Đau nhức, khó chịu tại những khớp bị viêm như ở tay, chân hoặc xung quanh gối,…
Triệu chứng của trẻ bị viêm khớp ở thể hệ thống là bị đau nhức ở xung quanh gối
Bên cạnh tình trạng sốt, trẻ còn xuất hiện các nốt ban ở vùng thân, nách hoặc bẹn,…
Xuất hiện hạch mềm, không đau và có thể chuyển động được.
Một số trẻ còn xuất hiện tình trạng tràn dịch màng ngoài tim hoặc viêm màng tim,…
Ngoài ra, trẻ còn có thể xảy ra một số tổn thương khác ở gan và lách.
Thể viêm cột sống dính khớp
Nguyên nhân gây ra thể viêm cột sống dính khớp vẫn chưa thể xác định được chính xác. Một số nghiên cứu cho rằng, loại vi khuẩn khiến cho trẻ bị viêm khớp ở thể này có thể tên là Shigella, Salmonella hoặc Chlamydia,… Ngoài ra, một số yếu tố khác gây bệnh có thể là do di truyền, thể trạng, giới tính hoặc độ tuổi,…
Thể viêm khớp này thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em trên 6 tuổi với những triệu chứng điển hình sau:
Tình trạng viêm thường xuất hiện ở khớp gối và bàn chân.
Các cơn đau đa phần xảy ra ở chi dưới nhiều hơn chi trên. Đặc biệt, ở các khớp lớn thường bị cứng vào ban ngày và đau vào ban đêm.
Nếu không chữa trị kịp thời, trẻ rất dễ gặp phải các biến chứng nặng ở các khớp xương chậu hoặc đốt sống cổ. Kèm với đó là tình trạng sốt, sụt cân, cơ thể mệt mỏi và làm rối loạn tiêu hoá.
Thể viêm khớp vảy nến
Trẻ bị viêm khớp ở thể này thường sẽ xuất hiện theo những tổn thương ở da hoặc móng tay,… Một vài trường hợp còn bị ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc phải viêm khớp vảy nến ở trẻ thường không cao và chỉ xuất hiện ở độ tuổi từ 9 đến 12 tuổi. Thường gặp nhất là những bé trai 10 tuổi. Ngoài ra, một số bé gái từ 4 đến 5 tuổi cũng có thể mắc phải.
Triệu chứng điển hình khi bị viêm khớp ở thể này là:
Xuất hiện tình trạng viêm tại những khớp ở bàn tay và gối. Thông thường, tình trạng này chỉ xuất hiện ở một bên khớp và không có tính chất đối xứng. Trong trường hợp không phát hiện được sớm bệnh để có hướng điều trị, trẻ sẽ có nguy cơ bị tàn phế do các khớp viêm bị phá huỷ.
Sưng phù tại những vị trí bị viêm khớp ngón tay hoặc ngón chân.
Bị đau cột sống. Đặc biệt, ở những bé trai sẽ xuất hiện những cơn đau xung quanh vùng thắt lưng. Điều này khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc vận động hàng ngày.
Bé trai khi bị viêm khớp vảy nến sẽ xuất hiện những cơn đau xung quanh vùng thắt lưng
Bên cạnh các triệu chứng ở khớp, trẻ còn xuất hiện những bất thường ở da như:
Hình thành những mảng vảy nến có màu trắng đục và viêm đỏ ở vùng da đầu, nách, mông, kẽ tay hoặc chân,… Ban đầu, những mảng này sẽ có kích thước nhỏ và dần dần sẽ lan rộng ra.
Móng của trẻ xuất hiện những tổn thương bất thường như bị bong, mất màu hoặc dày hơn so với bình thường,…
2. Trẻ bị viêm khớp có thể điều trị bằng phương pháp gì?
Trẻ bị viêm khớp cần được chẩn đoán chính xác dựa trên những triệu chứng, lịch sử bệnh, khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm máu miễn dịch và hình ảnh X-quang khớp,… Từ đó, bác sĩ sẽ có các biện pháp can thiệp kịp thời giúp trẻ tránh khỏi những biến chứng làm phá huỷ khớp.
Đối với viêm khớp ở trẻ em, việc điều trị chủ yếu sẽ được áp dụng dựa trên mục đích kháng viêm, hạn chế và ngăn ngừa sự phá huỷ của các khớp. Bên cạnh đó, cần đảm bảo được chức năng vận động của khớp nhằm giúp cho sự phát triển của xương khớp được diễn ra bình thường đến tuổi trưởng thành.
Tùy theo tình trạng viêm khớp, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc uống kháng viêm hoặc corticoid. Bên cạnh đó, trẻ cần luyện tập vật lý trị liệu để có thể ngừa được những biến chứng xấu. Kết hợp thêm là các bài thể dục đặc hiệu nhằm giúp cho khớp được khoẻ mạnh và giảm đi sự phụ thuộc vào thuốc điều trị.
Trẻ bị viêm khớp có thể điều trị bằng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu
Ngoài ra, cha mẹ cần khuyến khích thêm các em luyện tập các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi như đạp xe, chạy bộ hoặc bơi lội,… Điều này không chỉ làm tăng sức đề kháng mà còn giúp tránh được tình trạng cứng khớp. Tuy nhiên, không được luyện tập quá sức và cần phải khởi động thật kỹ trước khi thực hiện.
Cập nhật lần cuối ngày 22/01/2023
Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.