Bác sĩ tư vấn: điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ như thế nào
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng rách bao xơ của nhân nhầy đĩa đệm, làm nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra ngoài. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau vùng cổ gáy, có thể đau tê lan ra cánh tay, bàn tay, giảm vận động hoặc có thể gây thiểu năng tuần hoàn não, đau đầu, chóng mặt,… Tùy vào mức độ thoát vị, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ như thế nào cho phù hợp.
1. Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thoát vị đĩa đệm có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân phổ biến là:
Làm việc, vận động sai tư thế, quá sức trong thời gian dài.
Do tình trạng lão hóa xương khớp.
Do chấn thương vùng đầu – cổ.
Ít vận động thể lực dẫn đến tình trạng dây chằng yếu. Ngoài ra rối loạn mô liên kết hoặc cột sống cổ dị tật cũng góp phần dẫn đến thoát vị cột sống cổ.
Triệu chứng điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm là đau vùng cổ gáy, có thể đau tê lan ra cánh tay, bàn tay
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ phổ biến nhất là thoát vị đốt sống C5, C6. Nếu áp dụng biện pháp điều trị đúng và kịp thời, có thể khắc phục tình trạng thoát vị đến 80 – 90% so với ban đầu.
2. Điểm danh các dấu hiệu nhận diện thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Khi có các dấu hiệu sau, có thể bạn đã bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ:
2.1. Tê bì chân tay
Nếu thoát vị chèn ép vào tủy sống hoặc dây thần kinh, bệnh nhân sẽ có cảm giác tê bì, châm chích ở toàn thân hoặc là vùng cánh tay, bàn tay, ngón tay.
2.2. Đau nhức
Cơn đau nhức có thể xuất hiện ở diện rộng trên cơ thể, thường là ở vùng vai, cánh tay và có thể lan lên sau đầu.
2.3. Yếu cơ, teo cơ
Nếu khối đĩa đệm chèn ép vào tủy sống, người bệnh sẽ xuất hiện dấu hiệu yếu cơ, đi lại không vững, dáng đi xiêu vẹo. Ngoài ra, khối thoát vị còn ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, làm giảm dinh dưỡng nuôi các cơ, lâu dần dẫn đến teo cơ.
2.4. Vận động bị hạn chế
Khi bị thoát vị đốt sống cổ, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động ở vùng cổ, cánh tay như việc quay cổ gặp khó khăn, cánh tay không giơ được lên cao.
2.5. Dấu hiệu khác
Ngoài các dấu hiệu điển hình trên, bệnh nhân thoát vị đốt sống cổ còn có thể có các dấu hiệu khác không điển hình là:
Đau lồng ngực.
Táo bón.
Khó đi tiểu.
Khó thở.
Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, bác sĩ cần chỉ định thêm các biện pháp cận lâm sàng khác như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI,… Từ phim chụp, bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra kết luận cụ thể.
Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, bác sĩ cần chỉ định thêm các biện pháp cận lâm sàng khác như chụp cộng hưởng từ MRI
3. Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ như thế nào cho hiệu quả?
Tùy vào từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, có thể chỉ cần dùng 1 phương pháp điều trị hoặc kết hợp các phương pháp điều trị để đạt hiệu quả tối ưu. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ phổ biến nhất hiện nay là:
3.1. Dùng thuốc
Đây là biện pháp chủ yếu điều trị triệu chứng. Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơn, thuốc an thần.
3.2. Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt
Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt giúp mang lại cảm giác dễ chịu, giảm đau, cải thiện vận động của xương khớp hiệu quả.
Mục đích của kỹ thuật này là:
Làm giãn cơ, tăng tuần hoàn tại chỗ, giúp giảm đau.
Hỗ trợ đưa đĩa đệm bị thoát vị về vị trí bình thường, giúp giải phóng sự chèn ép rễ thần kinh.
Giúp bệnh nhân phục hồi chức năng vận động.
Phòng ngừa bệnh tái phát.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả khi tình trạng thoát vị mới ở mức độ nhẹ và sức khỏe của bệnh nhân còn tốt, chịu được những tác động nặng.
Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm
3.3. Phẫu thuật
Khi các phương pháp điều trị bảo tồn trên thất bại, bệnh nhân có các dấu hiệu nặng của bệnh như yếu cơ, khó đi lại, rối loạn cơ tròn thì các bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật.
Hiện có các biện pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ phổ biến là:
Nội soi.
Phẫu thuật bằng lối trước.
Phẫu thuật bằng lối trước kết hợp hàn xương hoặc thay đĩa đệm nhân tạo.
4. Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp nếu không điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời
Nếu không điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:
Tàn phế: Bệnh nhân có thể bị liệt, tàn phế nếu thoát vị chèn ép tủy sống cổ.
Hẹp ống sống: dẫn đến bệnh nhân bị đau, tê bì ở bả vai, cánh tay, nhất ở ở tư thế lưng thẳng.
Thiếu máu não: đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép hệ thống dây thần kinh, động mạch dẫn đến tình trạng máu đi nuôi dưỡng não bị hạn chế, gây ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…
Đĩa đệm lệch chèn ép hệ thống dây thần kinh, động mạch dẫn đến tình trạng máu đi nuôi dưỡng não bị hạn chế
Rối loạn thần kinh thực vật: Dấu hiệu điển hình của hội chứng này là tình trạng ù tai, mất thăng bằng, đau ở hốc mắt, mắt mờ, huyết áp giảm,…
Điều trị thoát vị địa đệm đốt sống cổ như thế nào sẽ do bác sĩ chỉ định cụ thể với từng bệnh nhân. Bệnh ở giai đoạn nhẹ việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng các phương pháp bảo tồn như châm cứu, bấm huyệt, dùng thuốc. Do đó, khi có các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên đi khám ngay.
Cập nhật lần cuối ngày 28/10/2022
Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.