Cách xử lý và điều trị khi bị đau sưng mắt cá chân
Sưng mắt cá chân là một căn bệnh thường gặp trong cuộc sống của chúng ta ngày nay. Mặc dù không quá nguy hiểm, thế nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì chúng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây khó khăn cho việc đi lại và nhiều hoạt động khác hàng ngày.
1. Tìm hiểu: Sưng mắt cá chân là bệnh gì?
Tình trạng sưng đau mắt cá chân gây nên một cảm giác vô cùng khó chịu ở khu vực khớp cổ chân. Cơn đau này có thể xuất hiện do một chấn thương nào đó như bị bong gân hoặc xuất hiện vì một bệnh lý khác như bệnh viêm khớp. Trong đó, tình trạng bong gân ở mắt cá chân chính là nguyên nhân phổ biến nhất của cơn đau này. Theo thống kế, bong gân chiếm đến 85% của tất cả những chấn xương có thể xảy ra ở vùng khớp cổ chân gây đau nhức.
Tìm hiểu bệnh sưng mắt cá chân là gì?
Tình trạng bong gân sẽ xảy ra khi các dây chằng ở quanh khớp bị rách hoặc chúng bị căng giãn quá mức cho phép. Khu vực mắt cá chân bị bong gân thường sẽ sưng đau và xuất hiện các vết bầm tím từ trong khoảng 7 – 14 ngày. Tuy nhiên, ở một số người thì thời gian này có thể kéo dài đến vài tháng để vết thương có thể được chữa lành hoàn toàn.
Bên cạnh những nguyên nhân sưng mắt cá chân kể trên thì căn bệnh này còn có thể do nhiều bệnh lý khác gây nên. Căn cứ vào từng nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra những cách xử lý sao cho phù hợp nhất để giải quyết cơn đau cho bệnh nhân.
2. Những nguyên nhân gây sưng mắt cá chân thường gặp
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng sưng mắt cá chân chính là bong gân. Ngoài ra, vấn đề sưng đau ở vùng này cũng có thể kết kết quả của một số bệnh lý được kể đến sau đây:
Bị tổn thương thần kinh.
Bị chấn thương thần kinh.
Bị tắc nghẽn mạch máu.
Bị nhiễm trùng vùng khớp cổ chân.
Những nguyên nhân gây sưng đau vùng mắt cá chân
3. Một số cách điều trị
Khi bệnh nhân bị sưng mắt cá chân lần đầu tiên và ở mức độ nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể tự mình chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần phải chăm sóc vết thương đúng cách để đảm bảo vết thương sưng đau được cải thiện một cách tốt nhất:
3.1. Nghỉ ngơi điều độ
Khi bị sưng mắt cá chân bạn không nên để vùng bị thương tổn tiếp tục chịu đựng một sức nặng lớn của cơ thể. Vì vậy, bạn cần hạn chế di chuyển ít nhất trong vài ngày đầu tiên. Nếu bạn cần phải đi lại thì nên sử dụng nạng hoặc gây để chống đỡ. Việc này sẽ giúp giảm trọng lực lên phần chân đang bị thương.
3.2. Chườm lạnh
Bạn có thể làm dịu vết thương sưng đau của mình bằng cách đặt một túi có đựng các viên đá nhỏ lên vùng mắt cá chân. Mỗi lần chườm ít nhất 20 phút và khoảng cách giữa mỗi lần chườm là 90 phút. Bạn nên thực hiện việc này từ 3 đến 5 lần trong ngày. Sau 3 ngày kiên trì thực hiện bạn sẽ nhìn thấy được hiệu quả rõ rệt, vết sưng sẽ giảm sưng và giảm đau tê rất tốt.
Những biện pháp chữa trị khi bị sưng đau nhẹ
3.3. Băng cố định vết thương
Khu vực mắt cá chân bị thương nên được băng bó cố định bằng một chiếc băng thun. Nhờ vậy, quá trình hoạt động sẽ hạn chế được các khớp cử động quá mức và góp phần làm ổn định các cấu trúc khớp được tốt hơn.
Lưu ý: Bạn không nên quấn các băng thun quá chặt để không làm hẹp mạch máu lưu thông. Như băng thun được quấn quá chặt có thể khiến cho vùng bị thương này trở nên sưng đau hơn rất nhiều.
3.4. Kê cao chân
Bất cứ những lúc nào bạn có thể hãy giữ cho phần mắt cá chân của mình được nâng cao hơn so với bình thường. Tốt hơn hết là bạn nên sử dụng một chiếc gối mềm để kê cao chân khi đang ngủ. Độ cao tốt nhất là cổ chân cao quá mức tim.
Khi bạn thực hiện các biện pháp này mà không nhận thấy hiệu quả hoặc sự thay đổi rất ít thì bạn nên tìm đến cơ sở y tế được được thăm khám. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị sưng mắt cá chân bằng thuốc uống hoặc bôi đặc trị.
Việc thăm khám chuyên khoa cũng sẽ giúp bạn được các bác sĩ đưa ra những nhận định về việc tổn thương xương khớp. Điều này sẽ giúp vết thương được can thiệp kịp thời nhằm bảo vệ tốt các chức năng của phần khớp cổ chân.
4. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị sưng đau mắt cá chân
Khi thăm khám và được tư vấn điều trị, bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân một số loại thuốc riêng. Trong đó, thuốc điều trị sưng mắt cá chân thường được sử dụng như:
4.1. Thuốc chống viêm không chứa steroid
Trong nhóm thuốc này sẽ có thêm nhiều loại khác nhau. Chúng được sử dụng với mục đích là giảm đau và chống lại tình trạng viêm khớp mắt cá chân. Bên cạnh đó, chúng cũng được sử dụng cho tất cả những dạng viêm khớp khác.
Những loại thuốc phổ biến được kê trong toa điều trị
4.2. Corticosteroid
Những loại thuốc trong nhóm này sẽ phát huy tác dụng nhanh chóng với bản chất như cortisone mà cơ thể tạo ra. Chúng thường được sử dụng nhằm kiểm soát tốt hơn tình trạng viêm của vết thương.
Nếu viêm toàn thân thì bác sĩ điều trị có thể kê một toa corticosteroid đường uống. Còn nếu chỉ giới hạn tình trạng viêm ở một vài khớp cố định thì bác sĩ sẽ tiêm corticosteroid trực tiếp cho người bệnh.
4.3. Thuốc giảm đau
Đây là một trong những loại thuốc phổ biến nhất trong các toa thuốc dàn cho nhiều dạng viêm khớp khác nhau. Chúng cũng thường được dùng để làm giảm cơn đau do bị bong gân, gãy xương hoặc nhiều chấn thương khác có liên quan. Loại thuốc này phù hợp cho những người bị dị ứng hoặc bị đau dạ dày. Đồng thời, thuốc giảm đau cũng rất an toàn đối với những ca đau khớp mà không có phản ứng viêm.
4.4. Thuốc chống thấp khớp
Đây là một nhóm thuốc có công dụng khá chậm nhằm sửa đổi về quá trình sinh lý của căn bệnh viêm khớp. Dựa trên những quá trình sinh lý và sinh hóa của tự nhiên, các dòng thuốc chống thấp khớp sẽ được bác sĩ chỉ định cho từng trường hợp cụ thể. Trong đó có thể kể đến tình trạng viêm khớp dạng thấp, lupus hay bị viêm khớp vẩy nến,… có khả năng ảnh hưởng đến vùng khớp mắt cá chân.
Cập nhật lần cuối ngày 17/10/2022
Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.