Người trẻ lười vận động dễ bị đau xương khớp
Không chỉ có người già mới đau xương khớp, người trẻ cũng có thể bị chứng bệnh này do lười vận động, ngồi nhiều, ngồi sai tư thế… Chỉ cần thay đổi lối sống thụ động, bạn có thể phòng ngừa được nhiều bệnh liên quan đến xương khớp.
Việc vận động có mối liên hệ gì với xương khớp và vận động như thế nào mới là hiệu quả, tốt cho sức khỏe, hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhé.
Vì sao lười vận động gây đau xương khớp?
Đau xương khớp là gì?
Bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa nội cơ xương khớp để khám khi có những triệu chứng ban đầu của bệnh đau xương khớp như đau vùng vai gáy, thắt lưng, vùng gót chân, các khớp… Để chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị đúng, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm huyết học như tổng phân tích tế bào máu, máu lắng, CRP hay các xét nghiệm sinh hóa miễn dịch như calci máu, RF, Anti-CCP, axit uric, lipid máu… hoặc chụp X-quang xương khớp, đo mật độ xương…
Nếu bị tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài nhưng không được chữa trị kịp thời để tình trạng trở nên trầm trọng, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý sau:
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm dịch khớp. Thoái hóa khớp thường xảy ra nhất ở khớp gối. Khi khớp gối bị thoái hóa, các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong. Người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội khi sụn khớp bị hao mòn không thể che phủ toàn bộ đầu xương, khiến xương đùi và xương chày cọ xát với nhau khi vận động khớp gối.
Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rằng đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp khác với những bệnh xương khớp khác. Để nhận biết bệnh lý nào có thể dựa vào những cơn đau của bệnh. Đối với bệnh thoái hóa khớp, cơn đau sẽ tăng lên mỗi khi người bệnh hoạt động hay thời tiết thay đổi. Đặc biệt, mỗi sáng sau khi thức dậy, bệnh nhân sẽ có triệu chứng cứng khớp, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động. Khi sụn và khớp thoái hóa sẽ làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế.
Viêm khớp dạng thấp
Khi người bệnh thấy sưng đau nhiều ở khớp xương, kèm cứng các khớp đốt bàn tay vào mỗi buổi sáng, kéo dài trên một giờ, đó là triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Bệnh này làm việc đi lại, vận động, sinh hoạt rất khó khăn và hạn chế. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, thậm chí có nguy cơ tàn phế.
Đây là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở những người trẻ do chế độ ăn uống không điều độ và khoa học. Bệnh Gút là do cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm, gây nên rối loạn chuyển hóa Purin trong cơ thể.
Cơn đau do bệnh gút thường gặp ở khớp ngón chân, cổ chân, gối và khớp bàn tay kèm theo sưng, nóng, gây đau đớn, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi.
Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân hay còn gọi là u hạt Tophi.
Với người lớn tuổi, loãng xương được biết đến là căn bệnh phổ biến, gây đau nhức trong xương, dẫn đến xương yếu dần, rất dễ bị gãy. Loãng xương còn giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn, làm co cứng các cơ dọc cột sống, run cơ khi chuyển tư thế.
Lao xương khớp
Lao xương khớp do vi trùng lao gây ra, phổ biến ở khớp háng, cột sống và khớp gối. Khi các khớp xương càng lớn, chịu dựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao.
Lười vận động ảnh hưởng đến xương khớp
Với người lười vận động và luôn bận rộn, chỉ cần dành 5-10 phút mỗi ngày để hoạt động thể lực, cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường thể lực ngay tại nhà.
Phải vận động cơ thể thường xuyên và phụ hợp thì hệ cơ xương khớp mới khỏe mạnh. Khi bạn ít vận động hơn bình thường, cơ và khớp sẽ có khuynh hướng cứng lại và dễ xảy ra chấn thương khi bạn làm những hoạt động rất bình thường như cúi người để nhặt đồ hoặc rửa chén đĩa, gâycăng cơ, điều mà hiếm khi xảy ra lúc bình thường.
Các bài tập thể dục, căng giãn cơ tại nhà rất có ích nhưng lại rất ít người có thói quen tập.
Tất cả những yếu tố kể trên dẫn đến chức năng vật lý trong cơ thể hoạt động không đúng và gây đau nhức xương khớp, đặc biệt là lưng và cổ là những vùng chịu áp lực nhiều.
Có hai nhóm người dễ bị đau nhức khi lười vận động là người già và nhóm nhân viên văn phòng.
Với người già, hệ cơ xương khớp vốn không còn được cứng cáp, dẻo dai nên luôn tiềm ẩn nguy cơ đau nhức do các bệnh lý về xương khớp. Do đó, những người trong độ tuổi 50 trở lên cần đặc biệt lưu ý để có biện pháp phòng ngừa bệnh.
Còn với nhân viên văn phòng, nguyên nhân chính dẫn đến đau xương khớp là do tư thế ngồi sai khi làm việc.
Riêng giới trẻ lười vận động hay ít vận động, có thể gây ra nhiều mối lo ngại về sức khỏe nói chung và bệnh xương khớp nói riêng như viêm khớp, đau khớp, cứng khớp, loãng xương, thậm chí dễ bị gãy xương hơn. Việc hạn chế vận động hoặc không vận động điều độ làm giảm khối lượng cơ dẫn đến yếu cơ, sụn khớp kém trơn láng. Nhân viên văn phòng cũng có nguy cơ bị thừa cân, béo phì, yếu tố gia tăng nguy cơ viêm khớp.
Lười vận động làm mất khối lượng cơ ảnh hưởng gián tiếp đến tất cả các khớp. Các bó cơ hỗ trợ khớp bị suy yếu sẽ làm giảm sự liên kết khớp, chuyển động khớp và khả năng hấp thụ sốc, khiến xương khớp dễ bị hư hại hoặc dễ gặp chấn thương trong quá trình vận động.
Béo phì gây đau xương khớp
Đối với người thừa cân, béo phì, về mặt cơ học, trọng lượng sẽ tăng thêm áp lực cho các khớp xương, chủ yếu tập trung ở những khớp quan trọng như khớp gối, cột sống, khớp háng. Khi trọng lượng tăng thêm mỗi pound (khoảng 0,45 kg), khớp gối của bạn sẽ phải chịu áp lực tương đương 4 pound trọng lượng (khoảng 1,81 kg). Hơn nữa, về mặt sinh học, thừa cân hoặc béo phì có thể làm một số thay đổi Hormone bên trong cơ thể, thúc đẩy sự thoái hoá của sụn khớp. Khi sụn khớp bị bào mòn sẽ gây đau nhức khớp và hình thành các bệnh mãn tính như viêm khớp, thoái hóa khớp.
Sụn khớp là thành phần chính của khớp, khớp chỉ cử động trơn tru khi sụn khớp khỏe. Lớp đệm khớp chỉ có thể hấp thụ dưỡng chất thông qua cử động khớp do cấu tạo sụn khớp không có mạch máu. Vì vậy, chỉ cần vận động đều đặn, đúng mức tạo điều kiện cần thiết để sụn khớp hấp thu dưỡng chất, duy trì độ dẻo dai và trơn láng.
Thời gian tập luyện, lý tưởng nhất là dành 30 phút mỗi ngày để rèn luyện xương khớp toàn thân.
Những cách giúp giảm đau lưng, xương khớp tại nhà
Chườm lạnh
Nếu bạn bị đau xương khớp nhẹ, chườm lạnh là cách tốt nhất để làm dịu triệu chứng tại nhà. Cách chườm lạnh như sau: Đặt một túi chườm hoặc nước đá bọc trong khăn tay lên khu vực bị đau 10 – 15 phút, lặp lại mỗi 2 giờ. Việc chườm lạnh sẽ giúp giãn cơ bắp, giảm viêm và làm tê liệt phản xạ đau của cơ thể.
Ngoài ra, để hệ thần kinh thư giãn một chút, căng giãn cơ nhẹ nhàng cũng có tác dụng tốt.
Trường hợp bạn bị đau nặng, hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, khi bạn gặp phải những cơ đau nhẹ cũng là dấu hiệu cảnh báo những chứng bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe xương khớp. Vì vậy, tốt nhất dù là trường hợp nào cũng cần sự tư vấn của bác sĩ khi bạn gặp vấn đề đau lưng, xương khớp.
Vận động thường xuyên
Điều quan trọng nhất trong việc phòng tránh đau lưng, đau xương khớp là bạn nên vận động cơ thể điều độ cũng như tránh các thói quen sinh hoạt không tốt. Những thói quen cần tránh gồm:
Tránh giữ một tư thế quá lâu khi làm việc nhà. Không cúi gập, xoay người đột ngột để nhặt đồ hay lau nhà, tránh khiêng vác vật nặng. Khi hoạt động, cố gắng sử dụng nhóm cơ lớn như cơ đùi thay vì cơ lưng.
Hạn chế cúi đầu xem điện thoại quá lâu sẽ gây đau xương khớp.
Với nhân viên văn phòng, nên bố trí chỗ ngồi làm việc phù hợp, đặt màn hình máy tính ngang tầm mắt. Nếu sử dụng laptop nên trang bị thêm bàn phím rời để giảm áp lực cho tay. Hạn chế tuyệt đối nằm làm việc.
Luôn dành ra 10 – 15 phút tập căng giãn cơ hàng ngày để phòng tránh đau lưng, đau xương khớp.
Đi kèm với vận động, cần chú ý chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Cập nhật lần cuối ngày 06/08/2022
Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.