Đối tượng nào thường bị đau lưng dưới?
Các cơn đau lưng dưới không chỉ xuất hiện do làm việc quá sức mà còn do một số bệnh lý nguy hiểm gây ra. Đau lưng dưới nếu không được điều trị sớm sẽ khiến người bệnh bị biến chứng và làm suy giảm khả năng vận động. Cùng tìm hiểu những đối tượng thường bị đau lưng dưới, nguyên nhân và cách điều trị.
Tìm hiểu các triệu chứng đau lưng dưới thường gặp
Tình trạng đau lưng dưới có thể xuất hiện đột ngột, sau đó tự khỏi hoặc trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Các triệu chứng đau lưng dưới thường gặp:
– Các cơn đau mỏi âm ỉ xuất hiện ở vùng lưng dưới.
– Cảm giác đau nhói, nóng rát từ thắt lưng di chuyển xuống mặt sau của đùi. Cơn đau có thể lan xuống cẳng chân hoặc bàn chân, bao gồm tê hoặc ngứa ran.
– Tình trạng thắt cơ và căng tức ở vùng thắt lưng, xương chậu và hông xuất hiện.
– Khi đứng hoặc ngồi lâu, cơn đau thắt lưng dưới càng dữ dội hơn.
– Khó khăn khi đứng thẳng hoặc đi bộ, thay đổi các tư thế khi đi nằm, ngồi hay đứng.

Những ai thường mắc chứng đau lưng dưới
Hiện nay, tình trạng đau lưng dưới có xu hướng ngày càng tăng. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng đau lưng dưới có thể kể đến như:
– Những người nằm trong độ tuổi 30 – 50 (các vấn đề về xương khớp theo tiến trình lão hóa tự nhiên).
– Trẻ em mang balo quá nặng thường xuyên.
– Nhân viên văn phòng ngồi một chỗ làm việc nhiều giờ, ít vận động.
– Người lao động nặng nhọc, thường xuyên phải nâng, kéo hoặc đẩy vật nặng.
– Những người bị thừa cân, béo phì hay thường xuyên stress, bị trầm cảm.
– Những người có thói quen không tốt như hút thuốc lá, nghiện bia rượu.
Nguyên nhân gây ra chứng đau lưng dưới
Tình trạng đau lưng dưới diễn ra thường xuyên có thể là do bạn đang mắc một số bệnh nghiêm trọng.
Đau lưng dưới do các bệnh lý liên quan đến xương khớp
Hiện tượng đau lưng dưới có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến xương khớp. Những bệnh thường gặp như: đau dây thần kinh tọa, thoái hóa cột sống lưng, viêm xương khớp cột sống,…
Một khả năng khác gây nên những cơn đau lưng dưới dai dằng là bạn đang bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh này do các rễ thần kinh bị chèn ép, gây ra các cơn đau dữ dội khiến bệnh nhân vận động rất khó khăn.
Đau lưng dưới do các bệnh lý khác
Những người hay bị đau lưng dưới nên cẩn trọng vì có thể bị những bệnh liên quan đến thận, tiết niệu hoặc tuyến tụy. Các bệnh lý gây ra đau lưng dưới có thể là bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh sỏi thận hoặc viêm tuyến tụy. Các bệnh này thường khó khăn trong việc điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bệnh lạc nội mạc tử cung cũng khiến chị em phụ nữ cảm thấy đau âm ỉ phần lưng dưới bên trái. Ngoài ra, đau lưng dưới cũng có thể là triệu chứng của hội chứng kích thích ruột, xảy khi bị hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Đau lưng dưới do thói quen sinh hoạt, làm việc
Đa số nhân viên văn phòng do đặc tính công việc phải ngồi một chỗ trong thời gian dài thường bị đau lưng dưới. Thai phụ cũng có thể bị đau lưng do trọng lượng trên của cơ thể khá nặng, ảnh hưởng đến phần lưng dưới. Nếu bị đau dai dẳng trong một thời gian dài mà không khỏi, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Làm thế nào để làm giảm tình trạng đau lưng?
Massage là phương pháp giúp giảm đau mỏi hiệu quả, khiến cho các cơ được thư giãn, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thử bấm huyệt, xoa bóp để cơ thể được thư giãn tốt hơn.
Rèn luyện thể thao nhẹ nhàng có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Bạn nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, thích hợp với tình trạng sức khỏe để tập luyện hằng ngày.

Nói tóm lại, chúng ta không nên chủ quan nếu thấy bị đau lưng dưới thường xuyên. Tốt hơn hết là bạn hãy đi khám bác sĩ sớm để phát hiện nguyên nhân bệnh cũng như hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn nên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai, ngăn ngừa nguy cơ bị đau lưng dưới.
Hãy truy cập Website https://traulen.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích hoặc liên hệ điện thoại tư vấn miễn phí Hotline: 0868226787.
Cập nhật lần cuối ngày 28/02/2023
Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.