“Khai trừ” đau đầu gối khỏi cuộc sống của bạn
Đau khớp gối cấp tính hoặc mãn tính có thể ảnh hưởng đến các mô liên kết, gân và dây thần kinh. Cơn đau này có thể khởi nguồn từ chấn thương hoặc các bệnh lý như thấp khớp, viêm nhiễm hoặc các bệnh mãn tính. Từ những nguyên nhân đau cụ thể, các bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với bạn. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để loại bỏ nỗi khổ do cơn đau đầu gối gây nên.
Nguyên nhân và triệu chứng đau đầu gối
Đau đầu gối có thể khởi nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc từng nguyên nhân sẽ có triệu chứng đau khác nhau. Đôi khi nhờ và triệu chứng biểu hiện ra, bác sĩ đánh giá nguyên nhân cơn đau, từ đó có phác đồ điều trị. Đôi khi để xác định được cơn đau từ đâu, bác sĩ chuyên khoa cần có sự theo dõi, can thiệp máy móc hiện đại để chẩn đoán dấu hiệu bệnh.
Các bác sĩ chuyên khoa nhận định đau đầu gối xảy ra bởi hai nguyên nhân chính sau đây:
Đau đầu gối do chấn thương
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau đầu gối là do chấn thương khớp. Các chấn thương thường gặp dẫn đến tình trạng viêm gân đầu gối, bong gân, trật khớp gối, viêm bao hoạt dịch đầu gối. Đây là những nguyên nhân chính từ chấn thương gây đau đầu gối.
Triệu chứng cơn đau đầu gối do chấn thương thể thao thường phức tạp. Nếu cơn đau do bạn tập luyện lâu ngày với cường độ cao dẫn đến viêm gân hay viêm bao hoạt dịch đầu gối, bạn có thể gặp tình trạng đau âm ỉ, liên tục. Điều này cản trở sinh hoạt hàng ngày cũng như tập luyện. Nếu tai nạn xảy ra bất ngờ, cơn đau rất dữ dội, bạn có thể gặp tình trạng không thể cử động tại thời điểm đó.
Đau đầu gối do bệnh lý
Trong số các nguyên nhân chính gây đau đầu gối, các bệnh lý về xương, cơ, khớp đầu gối cũng được liệt kê như sau:
- Thoái hóa khớp gối
Đầu gối chắc chắn là một trong những khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các bệnh lý thoái hóa khớp. Bệnh lý này gây mỏng và phân mảnh sụn khớp gây đau đầu gối cũng như giảm khả năng vận động.
- Viêm khớp dạng thấp ở đầu gối
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là thấp khớp thường gây đau và biến dạng khớp. Đầu gối cũng là một trong những bộ phận bị ảnh hưởng nhiều bởi bệnh lý này
Điều trị đau khớp gối
Tùy thuộc vào nguyên nhân đau đầu gối, một số triệu chứng có thể được ngăn ngừa bằng cách cải thiện lối sống, tránh các cử động khớp quá sức hoặc với tần suất mạnh…
Để có phác đồ điều trị đau đầu gối phù hợp với tình trạng bệnh cũng như thể trạng của người bệnh, các bác sĩ chuyên khoa cần có những thăm khám, chẩn đoán lâm sàng.
Tùy thuộc vào các triệu chứng đau đầu gối, chụp X quang và siêu âm có thể được chỉ định cho tất cả các dạng đau do chấn thương. Thay vào đó, các bệnh thấp khớp có thể được chẩn đoán, ngoài các xét nghiệm này, còn có cộng hưởng từ, CT, MOC và xét nghiệm máu để kiểm tra liên quan đến thấp khớp.
Từ những chẩn đoán về loại chấn thương hay bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau, dưới đây là những phương pháp thông thường trị đau đầu gối:
- Vật lý trị liệu, kết hợp thuốc
Đối với bệnh nhân tình trạng đau từ nhẹ đến trung bình hoặc trong giai đoạn phục hồi chức năng, điều trị bằng vật lý trị liệu kết hợp thuốc là giải pháp tối ưu.
Đơn thuốc kèm theo trong quá trình vật lý trị liệu là thuốc giảm đau kháng viêm Traulen 4%. Thuốc được sử dụng trong trường hợp cơn đau liên tục, làm giảm khả năng vận động. Thuốc dạng xịt nên tiện sử dụng mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là thành phần kháng viêm Diclofenac không steroid (NSAIDs) có tác dụng giảm đau và kháng viêm mạnh. Hoạt chất được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và trên thế giới trong thời gian dài với hiệu quả và tính an toàn đã được chứng minh trên lâm sàng.
- Phẫu thuật đầu gối
Đối với những trường hợp chấn thương nặng, hoặc bệnh lý nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phẫu thuật, trường hợp này không nhiều, bệnh nhân không nên quá lo lắng, tinh thần thoải mái, tin vào phác đồ điều trị của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.
Để có nhiều kiến thức hơn về triệu chứng đau đầu gối cũng như cách tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể truy cập website https://traulen.vn hoặc liên hệ Hotline 0868226787 để được hỗ trợ trực tiếp.
Cập nhật lần cuối ngày 11/01/2023
Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.