Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

Thường xuyên học tập và làm việc với tư thế ngồi trong một khoảng thời gian dài dễ làm cho lưng của bạn đau nhức. Do đó, việc nghỉ ngơi bằng một tư thế phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm sự đau nhức, ê mỏi ở phần lưng.

1. Người bị đau lưng ngủ như thế nào mới đúng tư thế?

Ngủ là một quá trình quan trọng trong việc tái tạo lại năng lượng và giúp cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày hoạt động và làm việc mệt mỏi. Không những thế, giấc ngủ còn cung cấp một số chất cần cho sự hoạt động của cơ thể. Do đó, bạn nên đảm bảo những yếu tố sau đây để có một giấc ngủ chất lượng, tránh trường hợp khó ngủ, ngủ không sâu giấc bởi cơn đau lưng:

Ngồi làm việc nhiều gây đau lưng

Ngồi làm việc nhiều gây đau lưng

  • Không gian.

  • Thời gian.

  • Sự thoải mái.

  • Ngủ đủ sâu.

2. Điểm danh những tư thế ngủ cho người đau lưng mà bạn nên biết

Một giấc ngủ đảm bảo có đủ 4 yếu tố như trên giúp bạn ngủ ngon hơn và không bị thức giấc giữa chừng. Từ đó, bạn sẽ có một cơ thể tràn đầy năng lượng cho ngày mới, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc,… Để làm được điều đó, bạn hãy tham khảo các tư thế ngủ cho người đau lưng sau đây và áp dụng ngay tại nhà nhé.

2.1. Tư thế ngửa

Người thường có thể thoải mái ngủ với bất kì một tư thế nào, nhưng các đối tượng bị đau lưng thì lại khác. Đây sẽ là yếu tố quan trọng, quyết định nguồn năng lượng cho ngày mới. Nếu không may ngủ sai tư thế, lưng của bạn sẽ trở nên đau nhức dữ dội hơn vào ngày hôm sau. Thường thì những tư thế ngủ cho người đau lưng thường hơi đặc biệt, để không tạo ra áp lực tác động lên cột sống.

Nằm ngửa là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai bị chứng đau lưng. Khi ngủ bằng tư thế này, máu lên não được lưu thông tốt hơn, không xảy ra tình trạng chèn ép các dây thần kinh ở vùng chẩm (nguyên nhân gây tê bì tay chân),… Nằm ngửa có tác dụng:

  • Giúp giữ lưng thẳng.

  • Cột sống và cổ ở trạng thái thả lỏng.

  • Ngủ sâu giấc hơn.

Bên cạnh đó, tư thế nằm ngửa có tác dụng phân bổ trọng lượng cơ thể  đều nhau, cột sống được giữ ở vị trí trung lập và đưa các cơ quan, nội tạng về vị trí tự nhiên nhất có thể khi ngủ.

Nằm ngửa là tư thế ngủ cho người đau lưng phổ biến

Nằm ngửa là tư thế ngủ cho người đau lưng phổ biến

Những ai đau lưng có thể đặt một tấm chăn mỏng hoặc gối nhỏ ở vị trí dưới lưng. Điều này có vai trò làm cho trọng lượng cơ thể phân bổ đều và lưng không phải chịu áp lực quá nặng gây ê mỏi, đau nhức. Bên cạnh đó, tư thế nằm ngửa còn giúp người bệnh cảm giác thoải mái vì lúc này, lưng và nội tạng có vị trí tương tự với tư thế đứng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý để gối vừa phải, vì cao quá sẽ khiến nội tạng và cả vùng bụng bị xuống dốc theo.

2.2. Nằm tư thế nghiêng

Đây cũng là một tư thế ngủ cho người đau lưng được rất nhiều người áp dụng trong thực tế. Theo các nghiên cứu khoa học thì việc ngủ đúng tư thế sẽ giúp giảm sự mệt mỏi, stress trong công việc, góp phần trong quá trình điều trị một số bệnh lý liên quan,… Từ đó, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Không chỉ những bệnh nhân đau lưng, người bình thường cũng rất ưa chuộng tư thế ngủ nghiêng này nhờ vào sự thoải mái mà nó mang lại. Một giấc ngủ với tư thế này sẽ giữ cho cột sống thẳng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về cột sống hay chứng đường cong sinh lý cột sống cổ,…

Nếu chỉ nằm nghiêng thôi thì vẫn chưa đủ, bạn cần đến sự hỗ trợ của một chiếc gối ôm nhỏ. Dùng nó kẹp giữa hai chân bạn, đồng thời lấp đầy khoảng trống ở thắt lưng bằng một cái gối kê (hoặc loại gối tương tự). Việc này có tác dụng giữ cho đường cong sinh lý cơ thể được duy trì ở trạng thái bình thường, giúp bệnh nhân đau lưng có một giấc ngủ sâu hơn.

Tư thế nằm nghiêng giúp hỗ trợ giảm đau lưng

Tư thế nằm nghiêng giúp hỗ trợ giảm đau lưng

Lưu ý, ở tư thế ngủ cho người đau lưng này, người bệnh luôn để ý trạng thái của gối kê. Luôn giữ cột sống và đầu ở tư thế thẳng tránh làm đầu bị nghiêng do gối quá thấp hoặc đầu bị dốc lên trên vì gối kê quá cao. Thêm nữa, để phòng tránh nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu, bạn nên thường xuyên trở mình để đổi hướng nghiêng sang bên khác.

Một trong hai lỗi kê gối ở trên sẽ xảy ra các trường hợp sau đây: hoặc là cổ bị khó khăn trong việc di chuyển, hoặc là nhức mỏi ở vùng cổ. Trường hợp nghiêm trọng hơn là cứng cổ, nguyên nhân là vì các dây thần kinh ở khu vực này bị kéo căng quá mức hay bị chèn ép trong quá trình hoạt động.

2.3. Tư thế nằm sấp

Kết quả của các cuộc nghiên cứu cho thấy nằm sấp rất có lợi cho những ai bị đau lưng. Tuy nhiên, nếu bạn nằm bằng tư thế này trong thời gian quá lâu dễ gây ra tình trạng khó thở, tức ngực, mỏi bả vai, vùng gáy, nguy hiểm hơn là có thể bị hiện tượng cứng cổ.

Vậy ta nên thực hiện tư thế ngủ cho người đau lưng này bao nhiêu là đủ? Thời gian giúp cho tư thế nằm sấp phát huy được hết công dụng của nó là khoảng từ 1 đến 2 phút. Đồng thời, người bệnh lưu ý lúc nằm hay nghiêng nhẹ sang một bên để ôm gối hoặc vật gì đó, sau thời gian 1 – 2 phút thì thực hiện tương tự với bên còn lại.

3. Làm gì để ngăn ngừa nguy cơ đau lưng khi ngủ?

Để không cho cơn đau lưng xuất hiện làm gián đoạn giấc ngủ, bạn hãy nhớ kỹ những điều sau đây:

  • Tắm nước ấm: Đây là cách đơn giản nhất giúp cho giấc ngủ của bạn được sâu hơn. Trước mỗi lần đi ngủ, bạn nên ngâm hoặc tắm qua với nước ấm, việc này có tác dụng giảm bớt sự ê nhức từ cơn đau lưng. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn bình thường.

  • Chọn đệm phù hợp: Một chiếc đệm với độ đàn hồi vừa phải sẽ giữ cho cột sống của bạn không bị cong quá mà vừa giữ được sự êm dịu, thoải mái cho người dùng.

  • Các chất kích thích, nước có ga, cồn: Đây đều là những chất gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn, nên hạn chế dùng trước khi đi ngủ.

Lưu ý các cách ngừa nguy cơ đau lưng khi ngủ

Lưu ý các cách ngừa nguy cơ đau lưng khi ngủ

Tóm lại, giấc ngủ là một phần rất quan trọng đối với mỗi người. Do đó, đừng để cơn đau lưng làm ảnh hưởng đến khoảng thời gian nghỉ ngơi của bạn. Hãy áp dụng ngay các tư thế ngủ cho người đau lưng đã được hướng dẫn trong bài viết để cơ thể được thư giãn đúng cách và tràn đầy năng lượng vào mỗi ngày mới nhé. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.


Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.