Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

Thoái hóa xương khớp xưa nay vẫn mặc định hay gặp ở tuổi già, tuy nhiên những năn gần đây tỷ lệ người trẻ mắc phải căn bệnh này ngày càng tăng. Bệnh không chỉ gây cứng khớp, đau khớp, hạn chế khả năng vận động mà còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

1. Thoái hóa khớp là bệnh gì?

Thoái hóa khớp xảy ra do sự mất cân bằng giữa quá trình tái tạo sụn và thoái hóa sụn. Khi tuổi càng cao thì quá trình tái tạo sụn càng giảm, đồng thời tốc độ thoái hóa sụn lại tăng lên. Sự mất cân bằng này dẫn tới hiện tượng các tế bào sụn già không được thay thế, khả năng tổng hợp các chất tạo sợi collagen và mucopolysaccharid giảm làm chất lượng sụn giảm dần và tính chất đàn hồi và khả năng chịu lực giảm.

Thoái hóa khớp cũng hay gặp ở người bị các dị dạng bẩm sinh; biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u…; Người thừa cân béo phì; Người thường xuyên phải khuân vác, xách vật nặng. Ngoài ra, những người có cơ địa già sớm, mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương, bệnh gút… cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp.

2. Biểu hiện thoái hóa khớp

Khi khớp bị thoái hóa sẽ có những biểu hiện:

– Đau khớp: Ở giai đoạn mới bị nhẹ, sẽ xuất hiện cơn đau âm ỉ ở khớp trong hoặc sau khi vận động, sau đó biến mất nhanh chóng khiến người bệnh nhiều khi chủ quan. Lâu dài, khi sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, cơn đau sẽ dữ dội và kéo dài hơn, nhất là khi thời tiết chuyển mùa lạnh đột ngột.

– Cứng khớp: cứng khớp sẽ dẫn đến đau nhức, những cơn đau xuất hiện chủ yếu vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc sau một thời gian không vận động khớp.

– Giảm khả năng vận động của khớp: Khi khớp bị thoái hóa, các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh sẽ bị hạn chế: leo cầu thang, ngồi xổm, co duỗi gối… sẽ gặp khó khăn.

– Khớp bị sưng tấy và nóng ran: Khi khớp bị sưng viêm làm người bệnh có cảm giác nóng ran.

– Xuất hiện tiếng kêu khi vận động: Các đầu xương cọ xát vào nhau do lớp sụn bị bào mòn sẽ tạo ra những âm thanh lộp cộp, răng rắc khi bệnh nhân vận động.

3. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

– Tuổi tác: thoái hóa xương khớp là một trong những nguyên nhân gây tàn tật phổ biến ở người cao tuổi. Nguyên nhân là do quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi tác. Tuổi càng cao thì các tế bào sụn trong cơ thể càng suy giảm làm sụn khớp kém đàn hồi dẫn đến thoái hóa.

– Di truyền: xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn dẫn đến hao hụt ở sụn khớp và đẩy nhanh tình trạng thoái hóa.

Thoái hóa khớp, căn bệnh của tuổi già.

Thoái hóa khớp, căn bệnh của tuổi già.

– Béo phì: làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống.

– Mang giày cao gót: Nữ giới mang giày cao gót quá nhiều có thể làm lệch trọng tâm cơ thể, gây áp lực lên các khớp, gân cơ và dây chằng.

– Chấn thương: là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm khớp thoái hóa.

– Sử dụng khớp quá nhiều với tần suất cao: Lạm dụng một số khớp làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp: làm việc nặng nhọc về tay chân như bốc vác, làm việc thủ công có nguy cơ phát triển thoái hóa khớp cổ tay…

– Mắc những bệnh xương khớp khác: bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng cũng làm tăng cơ hội phát triển bệnh thoái hóa khớp.

4. Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?

Mặc dù thoái hóa khớp không nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nhưng thoái hóa khớp sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm đi rõ rệt và làm hạn chế khả năng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ làm biến dạng và mất chức năng vận động của khớp, thậm chí có thể gây tàn phế.

5. Các phương pháp chẩn đoán

Thoái hóa khớp sử dụng các phương pháp sau để chẩn đoán:

– Siêu âm khớp: cho biết tình trạng sụn khớp gối đang gặp phải: tràn màng dịch khớp, màng dịch khớp đang ở tình trạng nào…

– Chụp MRI: sẽ cho bác sĩ thấy được những tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp và dây chằng…

– Chụp X-quang: cho thấy thoái hóa khớp đang ở giai đoạn nào.

– Nội soi khớp: giúp bác sĩ quan sát trực tiếp những hư hại do thoái hóa sụn khớp.

– Lấy dịch khớp xét nghiệm: trong trường hợp bệnh nhân đang bị tràn dịch khớp gối bác sĩ sẽ chọc hút dịch để tiến hành điều trị khớp gối để đánh giá về cách bệnh lý về khớp.

6. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Khi thấy khớp mình có bất thường, cần đi khám để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt:

Điều trị bảo tồn, vật lý trị liệu

Trong trường hợp thoái hóa nhẹ: bệnh nhân sẽ được điều trị bằng vật lý trị liệu như chườm nóng, xung điện, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn, luyện tập cơ, xoa bóp… giúp giảm đau, chống viêm. Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh cho khớp vận động mạnh.

Sử dụng thuốc để điều trị

Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc tiêm, thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ. Việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc để tránh gặp tác dụng phụ của thuốc. Các nhóm thuốc điều trị thoái hóa khớp phổ biến là hỗ trợ giảm đau, kháng viêm qua đường uống, đường bôi, dán tại chỗ, hoặc đường tiêm trực tiếp vào ổ khớp.

Phẫu thuật

Trong trường hợp bị thoái hóa khớp nặng như biến dạng khớp, khớp cứng kèm viêm bao hoạt dịch… không thể can thiệp bằng biện pháp thông thường, người bệnh sẽ được tư vấn phẫu thuật: điều trị dưới nội soi khớp (cắt lọc, bào, rửa khớp), khoang kích thích tạo xương (microfracture), cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp.

7. Cách phòng tránh thoái hóa khớp

Tập luyện hàng ngày để phòng bệnh

Tập luyện hàng ngày để phòng bệnh

Cần thực hiện để giúp ngăn ngừa bệnh hoặc sự tiến triển của bệnh và giảm bớt ảnh hưởng của nó đến cuộc sống:

– Kiểm soát trọng lượng cơ thể.

– Tập luyện thể dục thường xuyên và vừa sức.

– Tránh bị chấn thương trong sinh hoạt và vận động.

– Ăn uống khoa học: bổ sung axit béo omega-3, vitamin D, ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế đồ chế biến ở nhiệt độ cao.


Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.