Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh về cơ xương khớp càng tăng. Tuy nhiên, khi mắc bệnh rất nhiều người đã chủ quan, tin theo thầy lang hoặc áp dụng những biện pháp điều trị không phù hợp khiến cho bệnh tình không thuyên giảm mà trở nên trầm trọng hơn.

1. Lạm dụng thuốc giảm đau khi chữa bệnh về cơ xương khớp

Triệu chứng phổ biến của các bệnh về xương khớp là tình trạng đau nhức ở các khớp khiến cho người bệnh luôn mệt mỏi và gặp nhiều khó khăn trong vận động và sinh hoạt.

Để khắc phục tình trạng này, một số bệnh nhân đã lạm dụng thuốc giảm đau corticoid. Khi sử dụng thuốc này, những cơn đau sẽ giảm dần khiến cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, đó chính là lý do khiến người bệnh lạm dụng thuốc.

Bệnh về cơ xương khớp không nên lạm dụng thuốc giảm đau
Không nên lạm dụng thuốc giảm đau

Thực chất, những cơn đau chỉ mất đi tạm thời và những hậu quả để lại do lạm dụng loại thuốc này sẽ vô cùng phức tạp. Cụ thể, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ viêm loét dạ dày, xuất huyết dưới da, phù,… về lâu dài có thể gây loãng xương, suy giảm hệ miễn dịch,…

Phần lớn, những loại thuốc này, người bệnh thường tự ý mua ở các hiệu thuốc và chưa được các bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Một số khác thì tìm đến các “thầy lang” để được bốc thuốc. Nhưng họ không biết rằng, có một số thầy lang đã cho corticoid vào trong các thang thuốc để người bệnh sẽ nhanh chóng giảm đau và có cảm giác khỏe hơn, ăn ngon miệng hơn.

Nhưng khi đã dùng thuốc này, người bệnh rất dễ bị phụ thuộc và sẽ phải quay lại để lấy đơn mới. Nguy hại hơn, khi đã dùng thuốc này trong một thời gian dài sẽ khiến căn bệnh này khó có thể được điều trị hiệu quả bằng những loại thuốc khác.

Thực chất, corticoid là một loại thuốc giảm đau và chống viêm cũng như ức chế miễn dịch rất mạnh, điều đáng ngại là thuốc có thể mang đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì thế, để sử dụng thuốc an toàn, người bệnh cần phải dùng đúng theo đơn của bác sĩ. Không tự ý tăng liều hay kéo dài thời gian sử dụng thuốc để phòng tránh những nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe.

2. Tiêm giảm đau trong các bệnh về cơ xương khớp

Khi mắc bệnh cơ xương khớp, nhiều bệnh nhân được chữa đau khớp bằng cách tiêm vào khớp và cứ đau là lại tiêm khớp. Nhưng cần phải cẩn trọng vì việc tiêm thuốc vào khớp cũng chính là một cách mà chúng ta đưa vi khuẩn từ ngoài vào khớp qua các mũi tiêm, từ đó gây nhiễm khuẩn ổ khớp, có thể chảy máu nội khớp, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp và loãng xương.

Cẩn trọng khi tiêm vào khớp
Cẩn trọng khi tiêm vào khớp

Phần lớn bệnh nhân sẽ cảm thấy giảm đau nhanh khi tiêm thuốc vào khớp. Nhưng có thể chỉ vài tháng sau thì khớp của người bệnh sẽ bị tổn thương rất nghiêm trọng và thậm chí, người bệnh còn cảm thấy đau hơn. Trong trường hợp nhiễm trùng tạo mủ trong khớp thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Chính vì thế, không nên lạm dụng tiêm thuốc vào khớp. Trong trường hợp có chỉ định tiêm, bạn cần biết tình trạng sức khỏe của mình ra sao, mắc phải bệnh gì, được tiêm thuốc gì và thuốc có tác dụng như thế nào, tác dụng phụ của thuốc ra sao.

Hơn nữa, hãy đến những cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nếu phải tiêm thì bạn cũng sẽ được các chuyên gia có kinh nghiệm và tiêm trong môi trường vô khuẩn để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn.

3. Làm thế nào để điều trị các bệnh về cơ xương khớp hiệu quả?

Trước hết, bạn cần phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Để điều trị các bệnh về cơ xương khớp hiệu quả, cần phải kết hợp nhiều yếu tố. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn còn phải quan tâm điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động để được điều trị một cách toàn diện và hiệu quả nhất.

Lựa chọn những bài tập phù hợp
Lựa chọn những bài tập phù hợp

Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ: Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc nếu như chưa được bác sĩ kê đơn. Trong trường hợp đã được bác sĩ kê đơn thì cần phải tuân thủ đúng theo đơn thuốc, không tự ý tăng liều, không tự ý bỏ thuốc và đến tái khám theo đúng lịch hẹn. Tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau hoặc thói quen “cứ đau là tiêm vào khớp”.

Điều chỉnh chế độ ăn: Để điều trị bệnh một cách nhanh chóng hơn, người bệnh cũng nên điều chỉnh, thay đổi chế độ ăn của mình. Nên ăn cân bằng dưỡng chất. Hạn chế các loại thịt đỏ như thịt bò hay thịt chó, thịt cừu,… Những loại thịt này có hàm lượng axit uric rất cao và có thể khiến cơn đau của bạn lâu hơn và nghiêm trọng hơn. Đồng thời nên bổ sung những loại rau củ quả và các loại thức ăn có hàm lượng canxi cao, có thể kể đến như súp lơ, rau cải xanh, tôm, cua,…

Vận động hằng ngày: Nhiều người thấy đau và mệt mỏi nên lười vận động nhưng thực tế là càng lười vận động thì bệnh sẽ càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu vận động mạnh thì cũng không tốt vì nó có thể khiến cơ xương khớp của bạn bị tổn thương nhiều hơn. Điều quan trọng là hãy lựa chọn những bài tập phù hợp và chăm chỉ tập luyện mỗi ngày.

Hãy tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đạp xe,… Những bài tập này rất tốt cho các bệnh về cơ xương khớp. Lưu ý, không nên chạy bộ, đá bóng,… vì nó có thể khiến xương khớp của bạn bị dồn áp lực nhiều hơn và dễ tổn thương hơn.

Nên thăm khám tại các bệnh viện lớn để được chẩn đoán bệnh chính xác
Nên thăm khám tại các bệnh viện lớn để được chẩn đoán bệnh chính xác

Áp dụng những yếu tố trên, hiệu quả điều trị sẽ tăng nhanh và giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn, tăng chất lượng cuộc sống, giúp tinh thần luôn vui tươi, thoải mái.


Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.