Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

Nhiều nguyên nhân có thể gây ra chấn thương đứt dây chằng, thường gặp nhất là do chơi thể thao. Tình trạng tổn thương dây chằng không được điều trị sớm có thể làm giảm khả năng cử động của các khớp, hạn chế khả năng vận động của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người bệnh.

1. Những biểu hiện của tình trạng chấn thương đứt dây chằng

– Tình trạng chấn thương đứt dây chằng có thể gây ra một số triệu chứng như sau:

+ Vị trí bị chấn thương gây ra tiếng rắc hoặc âm thanh gần giống với tiếng nổ nhỏ.

+ Đầu gối của bệnh nhân bị sưng nề, bầm tím và đau. Mức độ đau tăng lên khi có lực đè lên, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động, di chuyển.

+ Ở nơi dây chằng bị rách hoặc đứt có thể xuất hiện những vết lõm.

+ Lỏng gối: Một bên gối lỏng và khó đứng trụ, chân yếu, khó khăn khi bước lên cầu thang và dễ vấp ngã.

+ Teo cơ: Triệu chứng này thường xuất hiện muộn, thường do người bệnh không vận động nhiều ở bên chân bị đau nên dẫn tới teo cơ. Những trường hợp người bệnh có nguy cơ teo cơ thường là người ít vận động chẳng hạn như nhân viên văn phòng, học sinh,…

Tổn thương dây chằng gây đau nhức và giảm khả năng vận độngTổn thương dây chằng gây đau nhức và giảm khả năng vận động

– Bệnh có thể chia thành các cấp độ như sau:

+ Độ I: Dây chằng có bị tổn thương nhưng chỉ gây rách một phần hoặc không gây rách. Đây là cấp độ nhẹ nhất.

+ Độ II: Người bệnh bị đứt một phần dây chằng, do đó khớp bị lỏng lẻo bất thường.

+ Độ III: Được đánh giá là các trường hợp nặng, người bệnh bị đứt toàn bộ dây chằng, lúc này khớp gần như không còn khả năng vận động.

Chơi thể thao dễ gây tổn thương dây chằng

Chơi thể thao dễ gây tổn thương dây chằng

– Đứt dây chằng sẽ dẫn tới sự mất ổn định của khớp và nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp khiến người bệnh phải chịu những cơn đau khớp, giảm chất lượng sống và có nguy cơ tàn phế.

2. Phương pháp điều trị chấn thương đứt dây chằng

– Để chẩn đoán tình trạng chấn thương đứt dây chằng, ngoài việc dựa vào những triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ còn chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp như:

– Chụp X-quang để kiểm tra xem bệnh nhân có bị gãy xương không.

– Chụp cộng hưởng từ để có thể thấy rõ được tình trạng đứt dây chằng, những vấn đề ở sụn chêm và xương.

– Các phương pháp điều trị bệnh:

Từ những kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Bệnh nhân cũng không cần lo lắng quá mức vì phần lớn các trường hợp bị đứt dây chằng đều sẽ có thể được khắc phục hiệu quả nếu như bệnh nhân tuyệt đối thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh thường được áp dụng:

– Nghỉ ngơi: Người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối sau chấn thương. Hạn chế mọi tác động có thể gây áp lực cho vùng bị thương.

– Chườm lạnh: Ngay sau chấn thương, nên chườm đá để giảm đau và giảm sưng vùng bị thương. Nên chườm lạnh khoảng 15 đến 30 phút/lần và mỗi lần nên cách nhau khoảng 2 tiếng.

– Băng ép: Công dụng của phương pháp băng ép là giúp giảm sưng đau vùng bị thương. Phương pháp thực hiện: Dùng dải băng để quấn quanh vết thương, tuy nhiên không nên quấn quá chặt.

– Nâng cao vùng bị tổn thương chính là một cách rất hiệu quả để có thể kiểm soát lưu lượng máu và giảm sưng đau tại vị trí bị thương.

Tập vật lý trị liệu để sớm phục hồi tổn thương

Tập vật lý trị liệu để sớm phục hồi tổn thương

– Phẫu thuật:

Các trường hợp dây chằng đứt cấp độ II, bệnh nhân kết hợp nghỉ ngơi với phương pháp băng nẹp để nhanh hồi phục. Tuy nhiên, với trường hợp chấn thương ở cấp độ III, bệnh nhân cần được phẫu thuật để nối lại phần dây chằng bị đứt.

Hiện nay, phương pháp nội soi để tái tạo dây chằng đang được áp dụng phổ biến với những trường hợp đứt dây chằng độ III. Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo an toàn, ít gây đau đớn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, sẹo mổ nhỏ,…

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần kết hợp thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để nhanh chóng hồi phục chức năng vận động. Tuy nhiên, để có được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kiên nhẫn tập luyện trong vòng vài tuần hoặc cũng có thể cần đến một năm mới. Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng hồi phục của từng trường hợp cụ thể.

3. Những cách phòng ngừa chấn thương đứt dây chằng

Để phòng ngừa tình trạng chấn thương đứt dây chằng, cần lưu ý những điều sau:

– Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp bị chấn thương do không khởi động kỹ trước khi tập luyện. Vì thế, khởi động kỹ trước khi tập thể dục hay chơi thể thao là vấn đề rất quan trọng. Khởi động đủ và đúng cách sẽ giúp các cơ bắp và các khớp nóng lên và tăng lưu thông máu, từ đó hạn chế nguy cơ chấn thương.

– Nếu cơ thể cảm thấy quá mệt mỏi, bạn không nên cố gắng quá sức. Nên ngừng đúng lúc để tránh nguy cơ bị chấn thương.

Uống sữa để tăng cường sức khỏe <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/can-benh-dau-nhuc-xuong-khop-o-nguoi-cao-tuoi-s68-n19513' title ='xương khớp'>xương khớp</a>

Uống sữa để tăng cường sức khỏe xương khớp

– Nên lựa chọn những bài tập để giúp dây chằng dẻo dai hơn, từ đó ngăn ngừa chấn thương. Không có bài tập đặc biệt nào đối với dây chằng nhưng nếu tập luyện một cách khoa học và với mức độ phù hợp thì một số bài tập đơn giản như đạp xe, bơi lội hay đi bộ đều có thể giúp dây chằng khỏe hơn và dẻo dai hơn rất nhiều.

– Khi chơi thể thao cần đảm bảo đúng động tác, đúng kỹ thuật; không nên mang vác đồ nặng để tránh làm tổn thương hay đứt dây chằng.

– Nên có chế độ ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt ưu tiên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi để tăng cường sức khỏe xương và độ dẻo dai cho dây chằng. Một số thực phẩm cụ thể bạn nên bổ sung là trứng, sữa, các loại hải sản, rau lá xanh đậm, các loại đậu,… Bên cạnh đó, nên bổ sung vitamin D để cơ thể hấp thụ canxi một cách tốt hơn.


Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.