Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

Hội chứng tê bì chân tay có thể gặp ở mọi đối tượng với tình trạng khác nhau. Người bệnh cần phải chú ý nếu như bị tê bì chân tay dai dẳng, lâu khỏi vì có thể đó là dấu hiệu của một vài bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa tê bì chân tay hiệu quả, chuẩn y khoa trong bài viết dưới đây. 

Các triệu chứng thường gặp của chứng tê bì chân tay

Bệnh nhân bị tê bì chân tay sẽ có những triệu chứng thường gặp sau:

– Xuất hiện cảm giác râm ran như kiến bò ở tay chân, cùng với đó là tình trạng đau cổ vai gáy rồi làn dần xuống nửa người.

– Cảm giác giống như bị châm chích, nóng tứ chi xuất hiện thường xuyên.

– Người bệnh bị mất cảm giác ở tay, chân, nhất là về đêm.

– Tê buốt cánh tay, cẳng chân, cẳng chân khiến người bệnh hạn chế trong vận động.

– Bị chuột rút ở chân, tay do cơ bị co thắt đột ngột khiến đau nhức âm ỉ ở vùng bắp chân và bắp tay.

Tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?
Hội chứng tê bì chân tay khá phổ biến

Hội chứng tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh lý nào?

Không phải bất cứ trường hợp bị tê bì chân ay nào cũng là do bệnh lý gây ra, đôi khi nó chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và không hề gây hại cho sức khỏe.

Tê bì chân tay do một số bệnh lý nguy hiểm

– Thoát vị đĩa đệm: Các dây thần kinh ở cột sống của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường xuyên bị chèn ép khiến cho tình trạng tê bì chân tay xuất hiện. Triệu chứng này còn có thể gây biến chứng teo cơ, thậm chí là bại liệt toàn thân.

– Bệnh tiểu đường: Khi lượng đường trong máu tăng, các mạch máu dễ bị tổn thương, đồng thời làm giảm lưu thông máu và dẫn tới tê bì chân tay.

– Đau dây thần kinh tọa: Những bệnh lý về cột sống hay thói quen lười vận động, vận động sai cách có thể làm cho dây thần kinh tọa bị chèn ép gây đau nhức và tê bì từ vùng thắt lưng tới bắp chân, mông, đùi.

– Các bệnh lý về cột sống: Bệnh trật đốt sống, viêm khớp cột sống, hẹp ống sống khiến cho dây thần kinh đi qua những vị trí này bị chèn ép, rễ thần kinh bị viêm nhiễm, tổn thương,… làm cho người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức và tê bì chân tay.

– Thiếu máu não: Bệnh thiếu máu não có thể dẫn đến tình trạng mạch máu bị chèn ép, lưu thông kém và khiến cho người bệnh bị tê bì tay chân.

– Viêm đa dây thần kinh: Bệnh lý này cũng gây tê bì chân tay.

Tê bì tay chân không do bệnh lý gây ra

– Tê bì chân tay sinh lý: Tê tay chân do để nguyên một tư thế quá lâu khiến cho mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép. Bạn không cần phải điều trị, sau một vài phút thì tình trạng này sẽ biến mất.

– Mẹ bầu ở cuối thai kỳ: Nhiều phụ nữ liên tục có cảm giác tê bì chân tay ở giai đoạn cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do khii thai nhi phát triển mạnh sẽ tạo áp lực, chèn ép lên mạch máu và các dây thần kinh, gây ra hiện tượng tê bì.

– Thay đổi thời tiết: Khi thời tiết chuyển mùa, một số người, đặc biệt là những người cao tuổi sẽ bị tê bì tay chân.

– Tác dụng phụ của thuốc: Tình trạng tê bì tay chân cũng có thể là do một vài tác dụng phụ của thuốc.

– Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học khiến cơ thể bị thiếu một số dưỡng chất quan trọng như B12, B1, Canxi, axit folic,… khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và tê bì tay chân.

– Ngoài ra, lười vận động, stress trong công việc và cuộc sống, hoặc chấn thương,… cũng là nguyên nhân khiến bạn bị tê bì chân tay.

Tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?
Phụ nữ mang thai thường bị tê bì chân tay

Một số phương pháp phòng ngừa chứng tê bì chân tay

– Tăng cường vận động nâng cao sức đề kháng, tập luyện thể dục thường xuyên.

– Có chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

– Hạn chế ngồi một tư thế quá lâu, lười vận động, tập luyện…

– Hạn chế uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể.

– Bỏ thuốc lá.

– Giữ ấm cho tay chân khi chuyển giao thời tiết, đặc biệt là mùa đông.

Tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?
Điều trị tê bì chân tay

Đặc biệt, với các đối tượng như phụ nữ mang thai, người bị bệnh đái tháo đường, người mắc bệnh tim mạch… cần lưu ý khám sức khỏe định kỳ và ngay khi có triệu chứng tê bì chân tay. Hãy truy cập Website https://traulen.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích hoặc liên hệ điện thoại tư vấn miễn phí Hotline: 0868226787. 

 


Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.