Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng thường gặp ở những người đã từng mắc các vấn đề về xương khớp, những người lao động nặng và phần đông ở người lớn tuổi. Biểu hiện đầu tiên của thoát vị đĩa đệm là đau, tuy nhiên để xác định chính xác tình trạng đau, người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý thoát vị đĩa đệm trong bài viết sau đây.

Thoát vị đĩa đệm - nỗi đau không của riêng ai
Thoát vị đĩa đệm – nỗi đau không của riêng ai

Thoát vị đĩa đệm – Nỗi ám ảnh muôn thuở

Thoát vị đĩa đệm đã từ lâu trở thành “bóng ma” đối với rất nhiều người. Khi phải đối diện với những cơn đau không hồi kết, người bệnh thường mang tâm lý sợ hãi thậm chí đắm chìm trong cuộc sống tiêu cực. 

Thoát vị đĩa đệm là gì? 

Đĩa đệm là là phần nằm giữa các đốt sống, phần xung quanh là vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Nhiệm vụ của đĩa đệm là nâng đỡ và tạo sự mềm dẻo cho cột sống.

Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống.

Hay hiểu đơn giản hơn, thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí của nó. 

4 nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Điều trị thoát vị đĩa đệm là một quá trình lâu dài và bền bỉ, đòi hỏi sự kiên định của người bệnh. Bởi vậy, trước khi bước vào quá trình điều trị, bác sĩ chuyên khoa cần xác định nguyên nhân cốt lõi gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ phù hợp. Sau đây là 4 nguyên nhân thường thấy ở những người thoát vị đĩa đệm.

  • Yếu tố di truyền, bẩm sinh
  • Thể trạng: Cân nặng càng lớn gánh nặng lên cột sống càng cao khiến đĩa đệm không nâng đỡ được cột sống gây chệch, vẹo. 
  • Chấn thương do tập luyện, hoặc lao động nặng
  • Tuổi tác: Đây có lẽ là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương

Dấu hiệu thường thấy của người thoát vị đĩa đệm

Đau nhức và tê bì tay chân là những biểu hiện phổ biến nhất của người bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là dấu hiệu khởi phát. Bạn cần quan sát vị trí đau và quan sát cơ thể của mình, nếu có những biểu hiện sau đây bạn cần đến bác sĩ thăm khám ngay:

  • Đau dữ dội chân hoặc tay, đôi khi đau mông, đau vùng lưng dưới
  • Đôi khi thấy đau nhói lên ở vùng cánh tay hoặc chân, nhất khi khi bạn ho hay hắt xì hoặc di chuyển một tư thế nhất định nào đó.
  • Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang. Tình trạng này thường gặp với người bị hội chứng đuôi ngựa (cauda equina syndrome), biểu hiện cụ thể là són tiểu hoặc bí tiểu ngay cả khi bàng quang căng đầy.
  • Hội chứng mất cảm giác yên ngựa (Saddle anesthesia): Tình trạng này ảnh hưởng tới những khu vực có thể chạm vào vùng bắp đùi bên trong, phía sau chân và vùng quanh trực tràng.
  • Các cơ có dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ bị yếu đi, khiến bạn dễ bị vấp ngã, ảnh hưởng tới khả năng nâng đỡ hoặc cầm nắm đồ vật

Đây chỉ là những chẩn đoán tạm thời. Tốt hơn hết, bạn nên đến chuyên khoa xương khớp để thăm khám, từ đó bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất. 

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm 

Hiện nay, dưới sự phát triển vượt bậc của y học, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể lựa chọn rất nhiều cách chữa bệnh. Dù vậy, chữa thoát vị đĩa đệm cũng là “cuộc chiến trường kỳ”. Vậy nên, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, thời gian và tình trạng đau để người bệnh chọn phương pháp điều trị cho mình. 

Sau đây là những phương án người bệnh có thể lựa chọn:

Điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc

Điều trị bệnh không dùng thuốc là một phương án bất khả thi đối với tình trạng bệnh nặng. Bởi vậy, người bệnh cần quan sát cơ thể để xác định tình trạng bệnh. 

Cụ thể, bệnh nhân có những cách sau để giảm đau nhức khi bị thoát vị đĩa đệm: 

  • Nhiệt liệu: 

Các phương pháp chườm nóng hay lạnh thường được áp dụng đối với các trường hợp đau cấp tính, đau do chấn thương. 

Phương pháp này chỉ dành cho những trường hợp giảm đau tạm thời. Bởi vậy không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.

  • Mát-xa: 

Mát-xa giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ tăng cường sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, có rất nhiều cách mát-xa tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Bởi vậy bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện liệu pháp này. 

  •  Liệu pháp xung điện

Xung điện là một liệu pháp mô phỏng hoạt động của tín hiệu đến các tế bào thần kinh làm cho các cơ co lại. Phương pháp này có tác dụng làm giảm đau, cải thiện lưu lượng máu… đồng thời “huấn luyện” các cơ phản ứng nhanh với các tín hiệu tự nhiên của cơ thể. 

Phương pháp này thường được thực hiện đối với các bệnh nhân có dấu hiệu bại liệt. 

  • Vật lý trị liệu

Liệu pháp ứng dụng các bài tập vận động để cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm. 

Các kỹ thuật viên sẽ dựa vào tình trạng bệnh để hướng dẫn bệnh nhân vận động thể lực đúng nhằm cải thiện tình trạng bệnh. 

Chương trình vật lý trị liệu có thể bao gồm: Các bài tập kéo căng để giữ cho cơ linh hoạt; Các bài tập thể dục nhịp điệu giúp giảm đau cổ hoặc lưng, đồng thời tăng sản xuất endorphin, chất dẫn truyền thần kinh hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên và giúp cải thiện tâm trạng.

Bên cạnh các liệu pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc, người bệnh nên kết hợp một chế độ ăn lành mạnh và tập luyện khoa học. bệnh nhân có thể tập các bài vận động toàn thân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có sự chuyển biến rõ rệt.

Chưa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Tây Y

Y học Tây Phương càng ngày càng phát triển. Cùng với đó, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm sẽ có những cách chữa sau đây: 

  • Điều trị nội khoa

Ngoài điều trị hỗ trợ, bác sĩ có thể kết hợp dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Thuốc giảm đau không kê đơn

Nếu cơn đau của bạn từ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giảm đau không kê đơn bằng một số loại thuốc thông thường, có thể tìm thấy ở các nhà thuốc ngoài bệnh viện. 

  • Thuốc giảm đau Opioid: 

Nếu các loại thuốc nêu trên không làm giảm cơn đau, bác sĩ có thể cân nhắc đến việc sử dụng ngắn hạn thuốc Opioid, loại thuốc giảm đau có kê đơn và thường được bác sĩ chỉ định sử dụng khi chấn thương, có cơn đau cấp tính, hoặc cơn đau vượt ngoài sức chịu đựng. 

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể chịu các tác dụng như gây nghiện, buồn ngủ, buồn nôn, lú lẫn, táo bón…

  • Tiêm thuốc Steroid

Trong trường hợp các biện pháp nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau dạng uống và vật lý trị liệu không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc Steroid vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống. 

Đây còn được gọi là phương pháp tiêm ngoài màng cứng và áp dụng cho tình trạng bệnh từ trung bình đến nặng. Thuốc Steroid có thể giúp giảm sưng, giảm đau do thoát vị đĩa đệm và giúp người bệnh đi lại dễ dàng.

Bác sĩ sẽ thông qua hình ảnh chụp X-quang hoặc CT để tìm ra vị trí thích hợp cho việc tiêm thuốc Steroid. Phương pháp này cần được thực hiện nhiều lần với liệu trình tiêm là 3 mũi/đợt, thời gian giữa các mũi từ 3-7 ngày.

  • Thuốc giảm đau dạng xịt, không Steriod

Traulen 4% là loại thuốc giảm đau dạng xịt, có tác động tập trung tại chỗ đau và viêm, giúp giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ toàn thân khi sử dụng đường uống, đặc biệt trên dạ dày, ruột.

Đây là loại thuốc được sản xuất đạt chuẩn EU-GMP đảm bảo tính an toàn và hiệu quả đối với người sử dụng. Bởi vậy, thuốc luôn được bác sĩ kê đơn sử dụng tại nhà mà không cần giám sát y tế. 

Traulen 4% được xem là giải pháp tối ưu cho những bệnh nhân đang điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về các bệnh xương khớp bằng cách liên hệ điện thoại tư vấn miễn phí Hotline: 0868226787

Giảm đau thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Traulen Solution 4%
Giảm đau thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Traulen Solution 4%
  • Điều trị ngoại khoa

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc và điều trị nội khoa không giúp cải thiện triệu chứng trong khoảng 4-6 tuần, phương pháp phẫu thuật có thể được lựa chọn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y

Hiện nay, nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của Y học hiện đại, người ta đã tìm ra nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây trị bệnh có thể đem lại các tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng lâu dài.

Đối với những ai mong muốn phương pháp an toàn và có hiệu quả kéo dài, việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y sẽ trở thành lựa chọn phù hợp hơn.

Một số phương pháp điều trị bằng Đông Y thường thấy là:

  • Châm cứu

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp tác động đến các huyệt đạo nhằm khai thông khí huyết, kích thích cơ thể sản sinh ra hormone Endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng giảm đau, tạo cảm giác hưng phấn). Nhờ đó giúp giảm đau, giảm bớt khó chịu cho người bệnh. 

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
  • Bấm huyệt

Theo y học cổ truyền, cơ thể con người có rất nhiều huyệt vị quan trọng. Mỗi huyệt vị chính là một điểm giao, đầu mối của những dây thần kinh hay mạch máu trong cơ thể. 

Bấm huyệt là phương pháp tác động trực tiếp đến các huyệt đạo, các dây thần kinh và mạch máu trên cơ thể để đả thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, hỗ trợ giải phóng các bó cơ khỏi sự chèn ép để giảm đau cho người bệnh.

  • Dùng thuốc Nam/ thuốc Bắc

Dùng một số vị thuốc Nam/ thuốc Bắc nhằm hỗ trợ giảm cơn đau, xoa dịu sự khó chịu cho người bệnh.

Tuy nhiên, việc áp dụng Đông Y chữa thoát vị đĩa đệm chỉ có hiệu quả cao khi bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu của bệnh và có cơ địa phù hợp với thuốc, đồng thời đòi hỏi sự kiên nhẫn trong thời gian dài.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Nếu có phác đồ điều trị phù hợp, một chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện khoa học, hầu hết các vấn đề có liên quan đến đĩa đệm thoát vị sẽ tự khỏi hoặc chuyển biến tích cực. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng duy trì được việc điều trị thoát vị đĩa đệm vì đó là một “cuộc chiến” dài, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. 

Vậy nên, ngay từ bây giờ, bạn hãy có phương pháp phòng ngừa thích hợp cho riêng mình.

Để bảo vệ cột sống và ngăn ngừa nguy cơ thoát vị các đĩa đệm khác, bạn nên chú ý các biện pháp phòng ngừa sau khi điều trị:

  • Luôn ngồi và đứng thẳng.
  • Hạn chế nâng vật nặng quá 2,5kg. Nếu nâng vật nặng, hãy ngồi xổm rồi từ từ nâng lên, tránh uốn cong vùng thắt lưng.
  • Duy trì cân nặng ổn định để không gây áp lực cho cột sống.
  • Tránh hút thuốc vì thuốc lá có thể gây ra xơ cứng động mạch, làm hỏng các đĩa đệm.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thực phẩm tốt cho xương.
  • Vận động điều độ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý về xương khớp rất thường gặp ở người Việt Nam, với tỷ lệ chiếm đến 30% dân số và việc điều trị thoát vị đĩa đệm cũng mất khá nhiều thời gian. Do đó, trước tiên là bạn nên xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, thận trọng trong quá trình làm việc hay điều khiển các phương tiện giao thông để tránh chấn thương.

Hãy truy cập Website https://traulen.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích hoặc liên hệ điện thoại tư vấn miễn phí Hotline: 0868226787


Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.