Làm thế nào để giảm đau nhức chân khi trời trở lạnh
Trời trở lạnh khiến chân bạn trở nên đau nhức hơn bao giờ hết. Cách giải quyết cho vấn đề này là ăn uống lành mạnh, chườm nóng, giảm cân…
Ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân bằng giàu vitamin D và C, axit béo omega-3, gừng, đậu nành, cá hồi béo, rau xanh, hạnh nhân, các loại hạt và bổ sung collagen sẽ có lợi cho sức khỏe xương khớp.
Gác chân lên tường: Đây là một tư thế yoga mà bạn có thể cân nhắc tập trong 10 phút để giảm đau chân. Nó có thể thúc đẩy sự cân bằng, làm dịu hệ thần kinh, cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng và căng cơ ở hông, bàn chân và cẳng chân, cũng như giảm đau và sưng mắt cá chân.
Giảm cân: Một trong những nguyên nhân chính gây đau nhức chân là thừa cân, béo phì. Bạn có thể giảm bớt một số gánh nặng cho khớp và chân bằng cách giảm cân.
Súng massage là thiết bị massage chuyên dụng được dùng để làm mềm cơ bắp, giảm căng tức, điều trị đau mỏi và hỗ trợ phục hồi tổn thương cho các cơ trên cơ thể. Bạn có thể sử dụng thiết bị này để xoa bóp vùng cơ bị đau sau khi tập luyện.
Uống nước: Một trong những nguyên nhân điển hình nhất gây ra chuột rút ở chân là mất nước. Chuột rút là hiện tượng co cơ không kiểm soát được. Cơ bắp của bạn có thể thư giãn nhờ chất lỏng trong cơ thể, khi bạn bị mất nước, cơ bắp của bạn sẽ bị kích động và dễ bị chuột rút hơn. Vì vậy, hãy uống nước đều đặn trong suốt cả ngày.
Chườm nóng và lạnh: Bạn có thể chườm lạnh để giảm đau nhức cơ bắp, giúp làm giảm co thắt cơ, sưng và đau. Bên cạnh đó, chườm nóng cũng có thể giúp phục hồi các cơ bị mỏi.
Co duỗi thường xuyên: Để tránh bị đau, hãy nhớ thường xuyên co duỗi cơ chân. Bạn có thể tham khảo các bài tập kéo căng cơ để tăng cường sự dẻo dai và giảm bớt cơn đau nhức ở chân khi trời lạnh./.
CTV Khánh Ly/VOV.VN (biên dịch) Theo Healthshots
Cập nhật lần cuối ngày 22/12/2022
Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.