Những biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một dạng viêm trong đó các màng hoạt dịch tại một số khớp xương trở nên dày dẫn đến các triệu chứng tẩy đỏ, sưng đau và cơ đứng các
1. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp:
Gây biến dạng, giảm khả năng hoạt động: Viêm khớp dạng thấp gây hủy hoại rất nhiều khớp với tính chất đối xứng khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn khi hoạt động. Do hậu quả của viêm màng dịch nên các sụn khớp và đầu xương bị bào mòn. Nếu không điều trị tốt sẽ làm các khe khớp dần hẹp lại, các đầu xương dính lại với nhau gây nên nhiều biến chứng cứng khớp và mất khả năng hoạt động.
Tàn phế: Theo các số liệu nghiên cứu cho thấy, có tới 89% những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp bị cứng khớp, khó vận động và đi lại. Các biến chứng nghiêm trọng hơn như teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế ở giai đoạn muộn của bệnh (chiếm 10-15%).
89% những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp bị cứng khớp, khó vận động và đi lại
Bệnh phổi: Những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp thường dễ bị mắc phải bệnh phổi mãn tính như tăng áp phổi, xơ mô kẽ phổi. Theo số liệu thống kê của các bệnh viện, có khoảng 10-20% số ca bị biến chứng sang bệnh phổi mãn tính
Bệnh tim: Theo các nghiên cứu, bệnh nhân bị viêm khớp dạng tăng nguy cơ mắc bệnh tim gấp 4 lần người bình thường. Báo cáo từ các bệnh viện cho thấy, 30% bệnh nhân viêm khớp bị biến chứng về tim mạch và 50% ca biến chứng dẫn đến tử vong.
Viêm mạch máu: Là hiện tượng viêm mạch gây ra những thay đổi trong mạch máu như dày lên, suy yếu, thu hẹp tác động đến nhiều cơ quan khác nhau. Ngoài ra, còn làm lượng hồng cầu trong máu giảm dẫn đến ngất xỉu.
Khó thụ thai ở phụ nữ: Theo kết quả nghiên cứu được tạp chí “Viêm khớp và Thấp khớp” của Đan Mạch đăng tải: có đến 25% phụ nữ sẽ gặp khó khăn khi thụ thai khi bị bệnh viêm khớp dạng thấp.
Các loại ung thư: Lymphoma là tên 1 loại bệnh ung thư có nguồn gốc từ huyết học. Người bị bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc lymphoma ngoài hạch (non-Hodgkin) cao hơn so với những người bình thường. Quá trình viêm khớp kéo dài của bệnh này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển nên lymphoma.
2. Phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp
Phòng bệnh bao giờ cũng hơn trị bệnh. Vì vậy không chỉ cần có chế độ luyện tập vận động cơ thể thường xuyên và đều đặn hàng ngày nhằm tránh biến dạng khớp, cứng khớp và teo cơ. Mà còn cần bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng có chứa các thành phần : Vitamin D, Omega 3, Calcium…. cần thiết cho các cơ xương khỏe mạnh. Thức ăn chúng ta ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ lượng Calcium cho cơ thể vận động, vì vậy các bác sĩ thường khuyên dùng sử dụng những thực phẩm chức năng chứa Calcium để ngăn ngừa tình trạng xấu đi của bệnh.
Hãy bảo vệ cơ thể từ xương khớp của mình để có sức khỏe tốt nhất cho lao động, làm việc cũng như tận hưởng các khoảnh khắc hạnh phúc cùng gia đình nhé.
Thông tin tổng hợp: Thanh Hoa
Cập nhật lần cuối ngày 06/01/2023
Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.