Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

Đau thắt lưng là tình trạng đau nhức vùng lưng dưới. Bệnh lý này rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại này. Đau thắt lưng có thể biến chứng thành bệnh mãn tính nếu không điều trị kịp thời. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp và cột sống. Cùng tìm hiểu về bệnh đau thắt lưng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị nhé. 

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU THẮT LƯNG
Cách điều trị đau thắt lưng có thể bạn chưa biết

Nguyên nhân gây nên hội chứng đau vùng thắt lưng

Để biết cách điều trị đau thắt lưng phù hợp với thể trạng của mình, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây đau thắt lưng. Nếu không tìm ra nguyên do của tình trạng đau “quái gở” này bạn sẽ không thể điều trị đúng bệnh. Vì lẽ đó, chứng đau thắt lưng của bạn có thể ngày càng nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân đau thắt lưng liên quan đến cột sống

– Thoái hóa cột sống: Theo thời gian, hệ thống xương khớp, đặc biệt là cột sống lưng sẽ bị thoái hóa do chịu nhiều lực tác động, nhất là phần sụn khớp và đĩa đệm, gây ra tình trạng đau thắt lưng âm ỉ và liên tục. 

– Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Thoát vị đĩa đệm làm cho phần nhân nhầy của đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí đúng của nó, chèn ép lên rễ dây thần kinh gây đau nhức. Tủy sống sẽ bị chèn ép bởi tình trạng thoát vị nhiều. Bên cạnh đau thắt lưng, người bệnh còn có các biểu hiện rất nghiêm trọng như rối loạn bài tiết, mất cảm giác, tê liệt chân. 

– Đau dây thần kinh tọa: Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau từ lưng dưới qua hông, mông, xuống mỗi chân do cột sống thắt lưng bị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh sẽ có cảm giác tê bì, châm chích vùng mông, đùi, cẳng chân bên cạnh cảm giác đau đớn. 

– Hẹp ống sống: Tình trạng trong ống sống bị thu hẹp, tạo áp lực lên rễ thần kinh và tủy sống đi qua. Các vị trí ống sống bị hẹp thường gặp nhất ở vùng thắt lưng và cổ, khiến tủy sống và rễ thần kinh bị chèn ép, gây đau thần kinh tọa và vùng thắt lưng. 

– Loãng xương làm cho đốt sống bị gãy: Nguy cơ loãng xương với đặc điểm xương giòn, dễ gãy, thường gặp khi tuổi tác càng cao. Tình trạng gãy xương, nhất là gãy xương đốt sống thắt lưng cao sẽ xảy ra khi người bệnh loãng xương gặp một chấn thương nhẹ. 

Viêm cột sống dính khớp: bệnh lý này thường do tổn thương khớp cùng chậu, cột sống, các khớp chi, điểm bám gân. Đau vùng thắt lưng là triệu chứng sớm và thường gặp nhất. Người bệnh có thể bị cứng cột sống, gây đau vào ban đêm và gần sáng. 

– Đau cơ xơ: Bệnh lý này đặc trưng bởi sự lan tỏa của các cơn đau cơ xương, bởi sự tác động từ não bộ đến xử lý tín hiệu đau. Người bệnh sẽ bị đau trên và dưới thắt lưng, hai bên cơ thể, kèm theo lo lắng và mất ngủ. 

– Cong vẹo cột sống: Là khi cột sống cong bất thường sang một bên, khiến người bệnh bị sai tư thế, đau đớn.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU THẮT LƯNG
Nguyên nhân đau thắt lưng từ cong vẹo cột sống

Nguyên nhân đau thắt lưng do các bệnh lý khác

– Bệnh lý ở thân: Đau thắt lưng dưới có thể là dấu hiệu bất thường của thận. Sỏi niệu quản, sỏi thận có khả năng làm đau vùng lưng dưới, vùng hông, kèm các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,…

– Viêm ruột thừa: Nếu bạn đau thắt lưng và đau bụng dưới dữ dội, đột ngột kèm buồn nôn, sốt, có thể bạn đang bị viêm ruột thừa.

– Viêm tụy: Nếu bị viêm tụy, bạn sẽ thấy đau vùng thượng vị kèm nôn nhiều. Cơn đau sẽ lan ra các vùng sau lưng và gây đau lưng. 

– Bệnh lý phụ khoa: Viêm cổ tử cung, viêm âm đạo là các bệnh lý phụ khoa gây đau vùng thắt lưng, kèm tình trạng không đều kinh nguyệt, chảy máu âm đạo. 

Các yếu tố nguy cơ gây đau thắt lưng 

– Tuổi tác: Những người từ 30 tuổi trở lên thường bị đau lưng nhiều hơn, do các đĩa đệm đã suy yếu và mòn theo tuổi tác, gây đau và cứng lưng. 

– Cân nặng: Đối tượng dễ bị đau lưng thường rơi vào người thừa cân, béo phì bởi trọng lượng dư thừa gây áp lực lớn lên khớp và đĩa đệm. 

– Sức khỏe tổng thể: Cột sống không được hỗ trợ tốt nếu cơ bụng suy yếu, dẫn đến tình trạng căng cơ lưng, bong gân. Những người lạm dụng rượu bia, hút thuốc, lười vận động cũng có nguy cơ đau lưng cao. 

– Nghề nghiệp: Các công việc đòi hỏi nâng vác vật nặng nhiều cũng tăng nguy cơ chấn thương lưng. 

– Sức khỏe tinh thần: Trầm cảm và căng thẳng kéo dài có thể khiến bạn bị đau lưng.

Phương pháp điều trị đau thắt lưng hiệu quả, chuẩn y khoa

Sau khi biết được nguyên nhân gây đau thắt lưng, cùng với những xét nghiệm lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa có thể dựa vào đó để đưa ra phác đồ điều trị đau thắt lưng. 

Dùng thuốc để điều trị bệnh đau thắt lưng

Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn phù hợp với triệu chứng, ví dụ như thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm để giảm đau hoặc tiêm corticosteroid.

Cách này chỉ có thể giảm đau tạm thời và bệnh đau thắt lưng vẫn có thể tái phát. Đặc biệt, nếu dùng thuốc giảm đau mà không có sự giám sát của bác sĩ có thể bị tác dụng phụ nghiêm trọng.

Phẫu thuật để điều trị đau thắt lưng

Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng hoặc chấn thương gãy xẹp đốt sống và các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật thắt lưng.

Tuy vậy, chỉ định này phải được cân nhắc kỹ bởi phẫu thuật cột sống rất phức tạp, có thể dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương thần kinh hoặc yếu cơ, xơ hóa, xuất huyết trong, bại liệt, thậm chí là tử vong.

Điều trị đau thắt lưng bằng cách trị liệu thần kinh cột sống

Bằng thao tác nắn chỉnh cột sống nhẹ nhàng, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống giúp điều chỉnh lại cấu trúc của cột sống thắt lưng, giải phóng các đốt sống sai vị trí bị chèn ép hoặc đĩa đệm bị biến dạng lên tủy sống hay dây thần kinh, khuyến khích cơ chế tự phục hồi của cơ thể. Sau một thời gian, các chức năng của hệ cơ xương khớp sẽ hoạt động tốt hơn và các cơn đau cũng dần tự động biến mất.

Điều trị đau thắt lưng bằng phương pháp vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu giúp giảm đau nhanh chóng vì nó có các động tác kéo giãn cơ nhằm giảm áp lực cho cột sống thắt lưng. Nếu người bệnh áp dụng điều trị cùng các thiết bị hiện đại có chức năng tăng cường tuần hoàn máu và tái tạo các mô, khả năng hồi phục sẽ được đẩy nhanh, rút ngắn thời gian điều trị.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU THẮT LƯNG
Điều trị đau thắt lưng bằng vật lý trị liệu

Chăm sóc tại nhà khi bị đau thắt lưng

– Dừng ngay các hoạt động thể chất trong vài ngày và lấy đá chườm vào vùng thắt lưng.

– Nằm nghiêng, co đầu gối lên, kệp gối giữa 2 chân. Nếu vẫn nằm ngửa thoái mái được thì bạn nên đặt gối hoặc khăn cuộn dưới đùi nhằm giảm áp lực lên vùng lưng. 

– Tăm nước nóng hoặc chườm nóng, massage thường xuyên giúp thư giãn các cơ ở lưng đang bị căng cứng. 

– Tập bài thể dục chữa đau lưng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn cơn đau tái phát. 

– Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau không steroid giúp bạn ngăn chặn cơn đau gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Thuốc giảm đau Traulen Solution 4% được bác sĩ khuyến nghị sử dụng.

Thuốc giảm đau Traulen 4% chứa Diclofenac hàm lượng 4% lần đầu tiên được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, có tác động tập trung tại chỗ đau và viêm, giúp giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ toàn thân khi sử dụng đường uống, đặc biệt trên dạ dày, ruột. Dung dịch xịt Traulen 4% vô cùng tiện lợi, được sản xuất đạt chuẩn EU-GMP đảm bảo tính an toàn và hiệu quả đối với người sử dụng. Bởi vậy, thuốc luôn được bác sĩ kê đơn sử dụng tại nhà mà không cần giám sát y tế. Traulen 4% được xem là giải pháp tối ưu cho những bệnh nhân đang điều trị đau thắt lưng tại nhà.

Triệu chứng đau thắt lưng sẽ thuyên giảm khi được chăm sóc đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà cơn đau vẫn không cải thiện, bạn nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời, ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng. Hãy truy cập Website https://traulen.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích hoặc liên hệ điện thoại tư vấn miễn phí Hotline: 0868226787. 


Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.