Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

Trong sinh hoạt hằng ngày, những vết bầm tím trên cơ thể là khó tránh khỏi. Nó khiến người ta không chỉ bị đau nhức mà còn gây mất thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân cũng như cách để các vết bầm tím ấy biến mất là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về bầm dập, tím chân tay là gì?

Vết bầm tím trên da hình thành do các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa các mô, tim và cơ quan của cơ thể bị vỡ. Khi mạch máu bị vỡ do suy yếu hay tổn thương khiến hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch, thoái hóa và gây nên các mảng bầm tím, xanh dương hay vàng. Tình trạng này còn được gọi với cái tên là tình trạng xuất huyết trên da.

Thông thường, những vết bầm tím sẽ biến mất khá nhanh vài ngày hoặc lâu hơn là vài tuần. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một cảnh báo về các bệnh lý nguy hiểm khác.

Bầm dập, tím chân tay - Nguyên nhân cần cảnh giác
Biểu hiện bầm dập, tím chân tay

Những nguyên nhân làm xuất hiện những vết bầm dập, tím chân tay

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết trên da hay là bầm dập, tím tay chân. Bên cạnh những nguyên nhân được coi là vô hại thì cũng có những nguyên nhân xuất phát từ những bệnh lý nguy hiểm cần phải cảnh giác.

Bệnh tiểu đường

Nếu trên cơ thể bạn thường xuyên xuất hiện những mảng da bầm tím mà nguyên nhân không phải do va đập thì đó là dấu hiệu cảnh báo của căn bệnh tiểu đường. Các vết bầm tím này xuất hiện là do đường huyết trong máu tăng cao khiến da, vi mạch máu và thần kinh bị suy yếu. Từ đó, dẫn đến tình trạng xuất huyết mao mạch bên trong.

Việc tập thể dục quá cường độ

Tập thể dục quá mức cùng với những bài tập cường độ mạnh có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ dưới da gây bầm tím. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể dễ bị va đập, chấn thương gây ra những vết rách cực nhỏ trong cơ bắp dẫn đến bầm tím trên da.

Do lão hóa

Tuổi tác càng cao sẽ dẫn đến việc sản sinh collagen bị suy giảm, lớp mỡ bảo vệ da cũng ít đi. Chính nguyên nhân này khiến cho cơ thể dù bị những tác động nhẹ từ bên ngoài cũng có thể xuất hiện những vết bầm tím.

Do các bệnh về máu

Những vết bầm tím không rõ nguyên nhân hoặc nguyên nhân chỉ là một sự va chạm nhẹ cũng có thể gây thâm tím là dấu hiệu của bệnh ung thư máu hoặc các rối loạn đông máu khác. Bệnh bạch cầu là một dạng ung thư máu khiến cho cơ thể dễ bị chảy máu nướu răng và da rất dễ xuất hiện bầm tím.

Do sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như: Thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau, thuốc chống hen,… nếu sử dụng trong một thời gian dài sẽ khiến da xuất hiện những vết bầm dập, thâm tím.

Do thiếu vitamin

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen và chữa lành vết thương. Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng các mạch máu nhỏ bị vỡ gây thâm tím trên da. Ngoài ra, việc thiếu vitamin B12, vitamin K, vitamin P cũng khiến cho các mạch máu trở nên mỏng, dễ xuất hiện những vết bầm dập, thâm tím chân tay.

Do mất cân bằng nội tiết

Việc thiếu estrogen là nguyên nhân khiến mau mạch dễ tổn thương và làm suy yếu đáng kể mạch máu gây ra những vết thâm tím trên chân tay.

Bầm dập, tím chân tay - Nguyên nhân cần cảnh giác
Tập thể dục quá sức có thể gây bầm dập, tím chân tay

Một số cách xử lý các vết bầm dập thâm tím trên chân tay

– Chườm đá: Phương pháp này được nhiều người áp dụng và có hiệu quả khá rõ ràng. Hơi lạnh từ viên đá sẽ giúp ức chế hoạt động của dây thần kinh và các tế bào thần kinh ở vị trí bầm dập. Từ đó, có thể giảm bớt sự xung huyết tại các chỗ bầm tím và đồng thời giảm đau.

– Chườm ấm: Khi đặt khăn ấm lên vết bầm tím sẽ làm cho máu lưu thông dễ dàng hơn, khiến vết máu bầm tan đi nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này được khuyến cáo là chỉ được dùng với những người khỏe mạnh, không bị hạ thân nhiệt.

– Sử dụng hỗn hợp nha đam và ngò tây: Đây là cách có tác dụng cực kỳ tốt trong việc giảm bớt nguy cơ sưng viêm của vết thương. Vì thế, hỗn hợp này được sử dụng để đắp lên các chỗ bầm tím với tần suất 3 lần/ngày sẽ đạt được kết quả ẽo ràng.

– Sử dụng dầu gió: Cách này được đánh giá là vừa túi tiền nhưng cũng đem lại hiệu quả trong việc giảm sưng, giảm đau tại chỗ bầm tím. Với phương pháp này, bạn chỉ cần dùng một lượng vừa đủ sau đó xoa bóp nhẹ lên vết bầm tím. 

– Giấm táo: Với phương pháp này, bạn chỉ cần lấy giấm táo vào một chiếc bông rồi thoa lên vết bầm tím, massage nhẹ nhàng khoảng 3 lần/ngày sẽ có tác dụng khá tốt trong việc làm tan máu bầm.

– Phơi nắng: Các tia cực tím từ ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ bilirubin – tác nhân gây ra các vết bầm tím và để lại màu vàng đặc trưng của làn da.

Bầm dập, tím chân tay - Nguyên nhân cần cảnh giác
Phơi nắng giúp xử lý các vết bầm dập, tím chân tay

Trên đây là các nguyên nhân cũng như cách xử lý các vết bầm tím trên da đơn giản mà hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà.  Hãy truy cập Website https://traulen.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích hoặc liên hệ điện thoại tư vấn miễn phí Hotline: 0868226787. 


Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.