Cách điều trị thoái hóa khớp háng và chế độ dinh dưỡng
1. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng là một trong những bệnh phổ biến hiện nay với tỷ lệ mới mắc tăng dần mỗi năm và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Đây chính là nỗi lo lớn cho ngành y học để có thể tìm ra phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng phù hợp và an toàn nhất cho bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng với bệnh nhân thoái hóa khớp háng ở từng mức độ khác nhau mà các bác sĩ hay dùng.
Viêm, sưng do thoái hóa khớp háng có thể được điều trị bằng cả nội khoa lẫn ngoại khoa
Nội khoa
Với các trường hợp thoái hóa khớp háng vào giai đoạn sớm, các tổn thương không quá nghiêm trọng thường sẽ được áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn hay nội khoa.
Để giúp bệnh nhân giảm các cơn đau, khó chịu khi bị thoái hóa khớp háng, các bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc sau khi điều trị bệnh bằng phương pháp nội khoa:
Một số loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin,… có tác dụng khắc phục nhanh chóng các cơn đau, hiệu quả thường trong thời gian từ 4 – 6 tiếng tùy theo từng loại cũng như thể trạng của người bệnh.
Thuốc kháng viêm không Steroid được sử dụng từ lâu trong điều trị thoái hóa khớp háng nội khoa như Diclofenac Ibuprofen, Naproxen,… hay NSAID là thuốc giảm đau ngoại vi, không có tính gây nghiện nên hạn chế được vấn đề bệnh nhân quá lệ thuộc vào thuốc.
Các loại thuốc như Decontractyl, Sirdalud, Nouvo-baclofen,… là nhóm thuốc có tác dụng chẹn thần kinh, giãn cơ. Nhóm này có thể sử dụng lâu dài đối với bệnh nhân có triệu chứng co cứng các cơ khiến cho quá trình vận động bị đau, khó khăn khi bị tổn thương thần kinh hoặc thoái hóa khớp.
Ngoài ra, còn một số loại thuốc bôi ngoài giúp giảm đau tạm thời, hạn chế tình trạng viêm, sưng, chẳng hạn như Voltaren Emulgel, Profenid gel, golden,… Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng đi sâu vào bên trong nên các triệu chứng thoái hóa khớp vẫn dai dẳng sau một thời gian ngắn.
Ngoại khoa
Ngoại khoa hay còn được hiểu là phương pháp điều trị khớp háng bằng phẫu thuật để cải thiện các cơn đau và giúp bệnh nhân có thể vận động bình thường. Nếu bệnh thoái hóa khớp háng còn ở giai đoạn sớm do các chấn thương như trật khớp, thiểu sản,… phẫu thuật áp dụng thường được chỉ định bao gồm đục xương, sửa trục xương đùi, xương chậu, ghép xương.
Phẫu thuật thay khớp toàn diện được áp dụng trong trường hợp thoái hóa nặng
Ngoài ra, phổ biến trong điều trị ngoại khoa thoái hóa là phẫu thuật thay toàn bộ khớp khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, các tổn thương gần như không thể phục hồi.
2. Chế độ dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp háng
Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp háng luôn là chủ đề chưa bao giờ nguội, nhất là khẩu phần dinh dưỡng cho người cao tuổi. Vấn đề thoái hóa khớp háng nên kiêng ăn gì hay có thể dùng những loại thực phẩm nào sẽ được gợi ý dưới đây.
Người bị thoái hóa khớp háng nên kiêng ăn gì?
Để giúp cho các phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa đạt hiệu quả tốt nhất thì người bị thoái hóa khớp háng nên hạn chế một số loại thực phẩm bao gồm:
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Với nghi vấn thoái hóa khớp háng kiêng ăn gì thì tốt nhất là hạn chế các đồ có chứa nhiều mỡ, đồ chiên nóng. Thực tế, nhóm thực phẩm này chưa từng có lợi đối với cơ thể và gây ra rất nhiều bệnh lý, nhất là tim mạch. Các loại thực ăn nhiều mỡ thuộc nhóm khó tiêu nên gây áp lực khiến cơ thể hoạt động với tần suất lớn và nguy cơ tăng cân cao.
Thực phẩm nhiều purin
Nếu bạn không muốn thoái hóa khớp háng trở nên nghiêm trọng hơn thì tốt nhất hãy nói không với các loại nội tạng động vật, các loại thịt đỏ bởi thành phần purin trong các loại thực phẩm này rất cao.
Nội tạng và thịt đỏ là thực phẩm bạn nên hạn chế khi bị thoái hóa
Chất kích thích, thức uống có gas, cồn
Một trong những loại đồ uống vô cùng phổ biến hiện nay là các loại nước ngọt, nước có gas, cồn lại có chứa chất hủy hoại xương. Vì vậy, để bảo vệ hệ xương khớp của mình thì bạn nên hạn chế tối đa sử dụng các loại đồ uống này, nhất là giới trẻ.
Việc ăn uống khoa học với các loại thực phẩm tốt cho cơ thể và tránh xa các loại nói trên cũng là cách điều trị thoái hóa khớp háng hiệu quả mà nhiều người nên biết.
Người thoái hóa khớp háng nên ăn gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm mà bạn cần tránh xa nói trên thì cơ thể của bạn sẽ được cải thiện khi thay đổi chế độ ăn cho người thoái hóa khớp háng với các loại thực phẩm như:
Xương, sụn động vật nhờ có thành phần Glucosamine, Chondroitin cao, giúp giảm đau và cải thiện hiệu quả tình trạng viêm do thoái hóa.
Nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe mà các chuyên gia khuyến cáo người thoái hóa khớp háng nên thường xuyên bổ sung trong khẩu phần ăn là Omega-3 như cá thu, cá hồi, cá ngừ,…
Nếu bạn bị thoái hóa thì nên cân nhắc một chế độ dinh dưỡng bổ sung Canxi thông qua trứng, sữa, đậu nành, thủy sản,…
Các loại thực phẩm giàu vitamin B, C, D, K, Magie,… sẽ có tác dụng giảm các cơn đau khớp, kháng viêm hiệu quả và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Vì vậy, nếu gia đình bạn có người bị thoái hóa khớp háng thì có thể bổ sung các loại rau xanh, rau họ cải như cải mầm, cần tây, súp lơ xanh,… cam, chanh, dâu tây, việt quất,…
Thực phẩm giàu Vitamin sẽ cực kỳ tốt cho cơ thể người bị thoái hóa khớp háng
3. Một số bài tập cho người thoái hóa khớp háng
Để sức khỏe có thể hồi phục chức năng nhanh chóng thì bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và cân bằng chế độ ăn uống thì bạn nên thực hiện một số bài tập dành cho người bị thoái hóa khớp háng như sau:
Bài tập nâng chân cao: Người bệnh nằm sấp với mặt sàn, hai tay chống lên, nâng cơ thể, để hai mũi chân chạm đất, giữ thẳng cơ thể, tạo với mặt sàn một góc 90 độ.
Bài tập ngồi căng giãn: Bệnh nhân ngồi ở tư thế xếp bàn tròn, hai gót đặt sát vào nhau, kéo từ từ và đồng thời hai chân về phía trước khớp háng, lặp lại động tác. Bạn cần tăng cường khả năng kéo chân về phía khớp háng để đảm bảo khớp giãn ra tối đa.
Thoái hóa khớp háng mặc dù là bệnh lý không thể tránh khỏi do sự bào mòn cơ thể theo thời gian nhưng bạn có thể làm chậm quá trình tàn phá xương khớp nếu biết cách chăm sóc phù hợp.
Cập nhật lần cuối ngày 03/08/2022
Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.