Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

Viêm gân là một khái niệm được mọi người ít biết đến, tuy nhiên, bệnh lý này lại xảy ra khá phổ biến ở những vận động viên thể thao hoặc những người cao tuổi. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về viêm gân

Viêm gân là gì?

Gân là các sợi mô dày được tạo thành bởi collagen, kết nối xương và cơ. Chức năng chính của gân là giữ cho xương không bị lệch, hỗ trợ các khớp vận động dễ dàng. Viêm gân là tình trạng gân hoặc bao gân bị tổn thương hay bị viêm, dẫn đến sưng nóng quanh khớp và gây đau nhức.

Những vị trí nào có thể xảy ra tình trạng viêm gân?

Viêm gân thường xuất hiện ở những vị trí mà tại đó xương khớp hoạt động nhiều cũng như chịu nhiều tác động như:

– Cánh tay: Viêm cầu lồi ngoài hoặc trong xương cánh tay.

– Vai: Viêm gân nhị đầu vai, viêm gân chóp xoay hay viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai.

– Khuỷu tay: Viêm điểm bám gân mỏm ở trên lồi cầu.

– Cổ tay/ bàn tay: Viêm bao gân gấp bàn tay và viêm bao gân cổ tay.

– Hông đùi: Viêm bao gân khớp háng.

– Viêm gân bàn chân: Viêm gân gan bàn chân hoặc viêm bao cơ gân bàn chân.

Những tips điều trị và phòng ngừa viêm gân
Điều trị viêm gân không còn là việc khó

Nguyên nhân nào sẽ dẫn đến viêm gân?

– Hoạt động và làm việc quá sức dễ làm cho gân bị tổn thương.

– Tập thể thao không đúng động tác, vận động sai tư thế, đột ngột thay đổi tư thế hay co cơ quá mức.

– Chấn thương: do trong quá trình sinh hoạt xảy ra bất ngờ hoặc do tai nạn lao động.

– Do tuổi tác lớn sẽ khiến những vị trí gân trên cơ thể kém linh hoạt hơn, bởi vậy nên gân ở đối tượng này rất dễ bị tổn thương, gây viêm.

– Do vi khuẩn lậu: thường mắc ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là phụ nữ gây ra bệnh viêm bao gân cấp tính di trú.

Những triệu chứng của tình trạng viêm gân

– Tình trạng đau ở các vị trí gân bị viêm theo tính chất liên tục cả đêm lẫn ngày và chỉ tại một vị trí, ít khi lan ra những vị trí khác. Tình trạng này sẽ đau tăng lên khi ấn hoặc khi vận động, đặc biệt là vận động đối kháng và vận động chủ động. Khi bạn sờ dọc theo gân bị viêm sẽ gây ra đau nhức với các mức độ khác nhau.

– Mô mềm xung quanh vùng bị viêm gân có tụ dịch, sẽ đau, bị sưng nề và nóng đỏ.

– Ở những người mắc bệnh xơ cứng bì hệ thống, các gân không chỉ sẽ cọ xát vào nhau khi vận động mà bao gân vẫn có thể khô. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được tình trạng này bằng cách sờ vào bao gân.

– Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm gân còn có thể bị phát ban, nóng sốt, tăng tiết dịch dương vật hoặc âm đạo nếu bị nhiễm vi khuẩn lậu.

Những tips điều trị và phòng ngừa viêm gân
Triệu chứng viêm gân thường gặp

Những biến chứng khi bị viêm gân

– Nếu không được điều trị một cách phù hợp, bệnh lý này sẽ có khả năng làm tăng nguy cơ đứt gân và gây ra những rủi ro không mong muốn.

– Trong trường hợp tình trạng viêm gân kéo dài trong nhiều tuần thậm chí là nhiều tháng mà không được chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn đến sự phát triển bất thường của những mạch máu mới và có khả năng dẫn đến thoái hóa gân.

Điểm qua một số phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm gân

Các cách điều trị viêm gân

Người bệnh có thể áp dụng và thực hiện một số phương pháp điều trị tình trạng viêm gân sau:

– Nghỉ ngơi: Những người mắc bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi cho đầy đủ để cải thiện những triệu chứng viêm, giảm sưng, giảm viêm cho hiệu quả.

– Phương pháp chườm lạnh: Đây cũng là một cách giúp giảm viêm khá tốt. Người bệnh có thể đặt đá trong túi chườm hoặc khăn mỏng để chườm trong 10-15 phút/lần và 2 lần/ngày sẽ có thể cải thiện tình trạng viêm.

– Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu được chuyên viên hướng dẫn sẽ có thể hỗ trị điều trị, ngăn ngừa tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng. Đây được đánh giá là một phương pháp hiệu quả mà an toàn khi bệnh nhân không đáp ứng được những biện pháp điều trị khác.

– Phẫu thuật: Biện pháp này sẽ được áp dụng nếu như những phương pháp trên không mang lại hiệu quả. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ canxi đọng trong gân và sửa chữa gân, sau đó sẽ chỉ định những bài tập vật lý trị liệu cho người bệnh.

Những tips điều trị và phòng ngừa viêm gân
Hướng dẫn điều trị viêm gân

Những biện pháp phòng ngừa viêm gân

Viêm gân là căn bệnh rất dễ bị mắc phải, vì thế mọi người nên biết một số biện pháp phòng ngừa sau:

– Hạn chế những hoạt động khiến gân bị căng thẳng quá mức. Nếu thấy đau khi tập, bệnh nhân cần dừng lại và nghỉ ngơi để tránh tình trạng bệnh diễn ra trầm trọng hơn.

– Cần kết hợp các bài tập tăng khả năng chịu đựng và sự linh hoạt của gân như chạy bộ, bơi lội hay đạp xe.

– Luôn khởi động trước khi tập luyện để giảm nguy cơ chấn thương khi thực hiện những động tác lặp lại và để tăng phạm vi chuyển động của khớp.

Bên cạnh những phương pháp trên, bạn có thể chủ động bổ sung canxi theo tuổi, hạn chế tối đa vận động mạnh và tìm hiểu để tìm ra phương pháp phù hợp nhất đối với mình.

Hãy truy cập Website https://traulen.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích hoặc liên hệ điện thoại tư vấn miễn phí Hotline: 0868226787.


Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.