Traulen 4% Solution

0868 226 787     traulen.vn@gmail.com

Traulen Italia

Chấn thương cơ xương khớp là một trong những loại chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, lao động, chơi thể thao. Do đó, việc nắm bắt được các cách sơ cứu chấn thương cơ xương khớp sẽ giúp nạn nhân bước đầu thoát khỏi nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe và hồi phục nhanh chóng sau thời gian điều trị.

Thế nào là chấn thương cơ xương khớp?

Gãy xương là sự phá hủy đột ngột cấu trúc bên trong của xương, gây ra tổn thương và làm gián đoạn lực truyền qua xương. Gãy xương gồm 2 loại là gãy kín (không có vết thương ở vị trí gãy), hoặc gãy hở (có vết thương ở vị trí gãy hoặc đầu xương chồi ra ngoài da).

Trật khớp là khớp bị rời ra khỏi ổ khớp do tình trạng dây chằng, mô quanh khớp bị rách khi bị căng hoặc giãn quá mức.

Bong gân là sự kéo giãn hoặc rách dây chằng (mô sợi) chắc khỏe nối hai xương với nhau. Bong gân cổ tay, đầu gối, mắt cá chân là tình trạng thường gặp nhất.

Các bước sơ cứu chấn thương cơ xương khớp
Chấn thương cơ xương khớp rất phổ biến hiện nay

Các bước sơ cứu chấn thương cơ xương khớp ban đầu

Dưới đây là các bước sơ cứu chấn thương cơ xương khớp ngay khi nạn nhân gặp nạn bạn cần biết: 

Xác định tình trạng bệnh nhân trước khi sơ cứu chấn thương

Trước khi thực hiện sơ cứu, bạn cần bảo vệ hiện trường an toàn, đồng thời xác định chính xác tình trạng của nạn nhân bằng việc nghe, nhìn, sờ.

– Nghe: Lắng nghe nạn nhân kể chuyện gì đã xảy ra và cách nạn nhân kêu đau để xem tình trạng vết thương.

– Nhìn: Nạn nhân không thể cử động phần bị thương nếu có tổn thương rõ ràng ở cơ, xương, khớp. Bên cạnh đó, vị trị vết thương có thể bị sưng, đồng thời không bình thường so với bên đối diện. Ngoài ra, vị trí tổn thương có thể chảy máu.

– Sờ: Bạn hãy chạm nhẹ vào khu vực vết thương nếu không thể nhìn thấy vết thương để xác định được tình trạng tổn thương.

Lên kế hoạch sơ cứu chấn thương cụ thể

– Bạn nên gọi hỗ trợ nếu thấy tình trạng bệnh nhân nghiêm trọng, một mình bạn khó có thể giải quyết.

– Nếu nạn nhân đau dữ dội hoặc bị chấn thương nặng, cần chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

– Nếu gặp phải nạn nhân ở hiện trường nguy hiểm, bạn cần di chuyển nạn nhân đến khu vực an toàn một cách nhanh chóng và cẩn thận nhất có thể.

Thực hiện sơ cứu nạn nhân chấn thương cơ xương khớp

– Bạn cần xác định những dấu hiệu nguy hiểm trước tiên như chảy máu, tình trạng hô hấp của nạn nhân.

– Trấn an nạn nhân và giải thích chuyện gì đã xảy ra cũng là một việc làm quan trọng

– Nếu có thể, bạn nên chườm lạnh vùng bị tổn thương.

– Bạn không nên để cho nạn nhân di chuyển và vận động khu vực vết thương

– Bạn cần tiếp tục đánh giá tình trạng nạn nhân. Nếu nạn nhân bất tỉnh thì làm theo các bước cấp cứu hỗ trợ sự sống cơ bản. Sau đó, bạn có thể đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự trợ giúp y tế từ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn.

Chẩn đoán tổn thương cơ xương khớp 

Để chẩn đoán tổn thương cơ xương khớp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện các việc sau:

– Chụp X-quang chẩn đoán hình ảnh tổn thương: Giúp thấy được tình trạng xương và tình trạng tràn dịch khớp do chảy máu hoặc vỡ xương nhưng bị khuất, nhằm kiểm tra xem có bị gãy xương hay trật khớp không. 

Chụp X-quang không thấy được hình ảnh đứt dây chằng nhưng có thể nhìn ra dấu hiệu đứt dây chằng hoặc sự tổn thương phần mềm khác. 

– Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này được thực hiện để xác định tổn thương phần mềm như gân, sụn, dây chằng và các tổn thương gân cơ. Chụp cắt lớp CT hoặc MRI cũng có thể kiểm tra các đường vỡ ở xương khó phát hiện.

Các bước sơ cứu chấn thương cơ xương khớp
Thăm khám chẩn đoán chấn thương cơ xương khớp

Các cách điều trị khi bị tổn thương cơ xương khớp

Khi xác định tổn thương cơ xương khớp, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị như sau:

– Khi bị bong gân, người bệnh cần chườm đá lạnh vào vị trí tổn thương.

– Nẹp cố định nếu bị gãy xương, phải ép vị trí bị tổn thương.

– Bó bột

– Kê cao vùng bị chấn thương cơ xương khớp, đặc biệt là khi nằm ngủ.

– Bệnh nhân chấn thương cơ xương khớp phải được nghỉ ngơi điều độ

– Nếu bệnh nhân bị bong gân nhẹ thì có thể điều trị tại nhà. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để nối lại dây chằng bị đứt trong trường hợp bị nặng.

Các bước sơ cứu chấn thương cơ xương khớp
Sơ cứu chấn thương cơ xương khớp

Như vậy, việc nắm được các cách sơ cứu khi bị chấn thương cơ xương khớp không chỉ quan trọng với bạn mà cả với những người xung quanh, để tránh tình trạng vết thương trở nên nghiêm trọng. Hãy truy cập Website https://traulen.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích hoặc liên hệ điện thoại tư vấn miễn phí Hotline: 0868226787.

 


Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.