Đau vai có cần phải đi khám không? Cách điều trị kịp thời
Đau vai là tình trạng chung thường gặp ở rất nhiều người, từ già đến trẻ. Đau vai có thể liên quan đến dây chằng, cơ, sụn, gân hoặc dây thần kinh. Tình trạng đau vai cũng có thể bao gồm cổ, xương bả vai, bàn tay và cánh tay. Vậy làm thế nào để khắc phục cơn đau vai, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Đau vai thường gặp ở những đối tượng nào?
Tình trạng đau vai phổ biến ở nhiều lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở một số đối tượng dưới đây:
– Người cao tuổi có dấu hiệu giảm hệ thống miễn dịch, hệ thống cơ xương khớp, khả năng vận động, trong đó mạch máu đã giảm sự dẻo dai, đàn hồi nên khả năng bị đau vai sẽ cao hơn người khác.
– Nhân viên văn phòng cũng là đối tượng thường mắc phải chứng đau vai, đau khớp vai do ngồi trước máy tính quá lâu và ít vận động.
– Vận động viên thể thao hoặc người lao động nặng nhọc có nguy cơ chấn thương cao, gây gãy xương hoặc trật khớp vai. Các tổn thương này cần được điều trị dứt điểm, nếu không sẽ dẫn đến viêm xương khớp vai, thậm chí tăng nguy cơ thoái hóa khớp vai.
Các biện pháp chữa trị đau vai hiệu quả
Điều trị chứng đau vai bao gồm làm giảm viêm và tăng cường cơ bắp. Dưới đây là một số cách bạn có thể tự thực hiện giảm đau vai tại nhà.
Sử dụng thuốc
– Thuốc chống viêm: Giảm viêm rất quan trọng trong chấn thương vai, viêm gân và viêm khớp, và các chấn thương khác. Bạn nên sử dụng các thuốc chống viêm không steroid được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Những người có tiền sử viêm loét dạ dày, huyết áp cao hoặc bệnh lý tim mạch, nên cân nhắc khi sử dụng loại thuốc này.
– Thuốc giảm đau: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol. Tuy nhiên hiệu quả giảm đau thường chỉ trong thời gian ngắn và nên thận trọng với người bệnh suy gan, suy thận.
– Thuốc tiêm trực tiếp: Bác sĩ có thể tiêm trực tiếp vào khớp và các phần mềm xung quanh, nhằm điều trị hội chứng vai tay, viêm khớp vai… Mặc dù tiêm thuốc trực tiếp vào khớp có hiệu quả rất nhanh nhưng lại khá nguy hiểm với những người có bệnh lý nền.
Vật lý trị liệu
Phương pháp này dựa trên khoa học vật lý để chữa bệnh đau khớp mà không cần dùng thuốc. Vật lý trị liệu được thực hiện dựa trên các mục tiêu: giảm đau, phục hồi vận động khớp vai và tăng cường sức mạnh các cơ hỗ trợ khớp vai.
Nghỉ ngơi hợp lý, chú ý tư thế, vận động
Nếu bạn lao động nặng nhọc, vận động quá mức gây đau cứng cơ vai, bạn cần nghỉ ngơi và tránh bất kỳ cử động nào để cơn đau tự biến mất.
Nếu đau vai xuất phát từ tư thế không đúng khi làm việc và sinh hoạt, bạn cần điều chỉnh lại. Bạn không nên giơ tay quá đầu hoặc xoay vai đột ngột. Để xoa dịu cơn đau, bạn hãy thực hiện một vài động tác nhẹ nhàng như ưỡn ngực, căng duỗi cơ vai.
Ngăn ngừa tình trạng đau vai như thế nào mới hiệu quả?
Dưới đây là một số phương pháp có thể giúp phòng ngừa bệnh lý liên quan đến khớp vai.
– Bạn cần khởi động kỹ càng trước khi chơi thể thao, giúp các gân, cơ và dây chằng khớp vai trở nên linh hoạt hơn, tránh các tổn thương không đáng có.
– Bạn không nên nhấc vật nặng đột ngột hoặc trong tư thế chưa thoải mái.
– Chế độ dinh dưỡng giàu protein, canxi và vitamin D cũng cần được chú trọng để duy trì cơ, xương, khớp và dây chằng khỏe mạnh.
– Bạn nên tập thể dục thường xuyên, thực hiện các bài tập vai nhẹ nhàng.
– Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh bệnh lý kịp thời, đồng thời lắng nghe tư vấn của bác sĩ để hệ cơ xương khớp thêm linh hoạt.
Hy vọng những thông tin trên chúng tôi cung cấp thực sự hữu ích cho bạn. Khi phát hiện bản thân và gia đình có dấu hiệu đau vai bất thường, bạn hãy đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và có phương hướng điều trị kịp thời.
Hãy truy cập Website https://traulen.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích hoặc liên hệ điện thoại tư vấn miễn phí Hotline: 0868226787.
Cập nhật lần cuối ngày 08/03/2023
Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách không tự ý áp dụng. Traulen không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.